Bạn đang ở đây

5 suy nghĩ sai lầm về "cái ngàn vàng"!

Trong quan niệm cũ của phương Đông, trinh tiết của phụ nữ được ví đáng quý như “ngàn vàng”, nhưng thực tế ngày nay vẫn có rất nhiều người có những hiểu lầm đối với “cái ngàn vàng” này.

Cảnh giác với hội chứng sốc độc khi dùng băng vệ sinh Buồng trứng đa nang - vấn đề nguy hiểm phổ biến ở phái nữ Dậy thì muộn và những điều phải biết Giải mã lý do vòng 1 cứ ‘bên to bên nhỏ’

Không phải tất cả phụ nữ đều có màng trinh

Màng trinh là niêm mạc mỏng chắn ngang âm đạo, cách cửa âm đạo khoảng 1 ngón tay. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chức năng của màng trinh cũng như nguyên nhân hình thành ở phái nữ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra một số phụ nữ khi sinh ra đã không có màng trinh. Màng trinh ở mỗi người cũng đều có cấu tạo khác nhau, đa số màng trinh có lỗ nhỏ để thoát dịch kinh nguyệt nhưng hình dáng và độ rộng cũng thay đổi tùy theo cơ thể mỗi người.

Ở một số trường hợp hiếm gặp, một số người có màn trinh kín và không có lỗ. Những người này cần phải được chọc thủng màng trinh để giúp kinh nguyệt có thể thoát ra ngoài.

Chưa quan hệ thì màng trinh còn nguyên vẹn

Đây lại là một sai lầm nghiêm trọng nữa. Màng trinh thực chất chỉ là một lớp màng rất mỏng, nó hoàn toàn có thể bị rách từ khi các bạn gái còn là một đứa trẻ do rất nhiều nguyên nhân: vận động mạnh, tai nạn, đi xe đạp hoặc thậm chí là chạy bộ. Do đó, việc màng trinh không còn nguyên vẹn dù chưa quan hệ tình dục cũng là việc hết sức bình thường.

Đặc biệt, ở một số người, màng trinh có cấu tạo đặc biệt, độ đàn hồi rất cao. Màng chắn của những người này vẫn nguyên vẹn sau vài lần quan hệ, thậm chí có trường hợp màng chắn vẫn không hề rách kể cả khi sinh nở. Một số người lại có màng trinh quá dày mà “cậu nhỏ” cũng không thể đâm thủng và phải can thiệp bằng cách dùng phẫu thuật để làm rách màng trinh giúp cho việc quan hệ dễ dàng. Theo thống kê, tỷ lệ những người có màng trinh như vậy là 0,5%, tức là cứ 200 người thì có 1 người.

Không phải ai cũng chảy máu trong “lần đầu”

Có rất nhiều người vẫn ôm suy nghĩ sai lầm rằng “lần đầu” của phái nữ thì phải có máu.

 

Thực tế có rất nhiều phụ nữ không bị chảy máu trong “lần đầu”. Một nghiên cứu cho thấy chỉ có 43% phụ nữ bị chảy máu khi quan hệ ban đầu. Màng trinh bị phá vỡ có thể không gây ra hiện tượng chảy máu và ngược lại, chảy máu không nhất định do màng trinh bị rách.

Như phía trên đã đề cập, màng trinh có thể không còn nguyên vẹn kể cả khi chưa giao hợp, nhưng tại sao một số bạn gái vẫn bị chảy máu trong “lần đầu”? Theo các nhà khoa học, việc chảy máu trong “lần đầu tiên" có thể bị gây ra bởi căng thẳng cơ âm đạo, bôi trơn chưa đủ đủ, quá nóng vội, hay trầy xước âm đạo.

Dùng tampon có thể gây rách “cái ngàn vàng”

Một số cô gái lo lắng rằng nếu họ sử dụng tampon, họ sẽ không còn là trinh nữ. Sự thực là màng trinh luôn có những lỗ hổng cho kinh nguyệt thoát ra ngoài và đa phần có độ đàn hồi tốt, và việc chèn một tampon chắc chắn là không giống như quan hệ tình dục. Trường hợp bị rách màng trinh do tampon là rất hiếm gặp. Trong một số trường hợp, màng trinh vô tình bị rách do ngón tay hay tampon chọc thủng cũng có thể lành lại sau một thời gian.

“Cái ngàn vàng” có dễ dàng vá lại

Vá màng trinh là một thủ thuật y tế không quá phức tạp và đã xuất hiện từ rất nhiều năm nay.

Phái nữ có thể dễ dàng tìm đến các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế để làm thủ thuật này với giá tiền không quá đắt đỏ. Tuy nhiên, thủ thuật này chỉ có thể tạo ra một “màng ngăn giả” về mặt sinh lý, chứ không thể khôi phục lại sự trinh trắng theo đúng nghĩa.

Màng trinh thực tế chỉ là một cái màng sinh học, do đó không nên đánh đồng phẩm giá của người con gái với cái màng mỏng manh ấy. Do đó, tình yêu nên xuất phát từ sự đồng điệu về tâm hồn, sự rung động từ con tim chứ không phải vì trinh tiết. Tuy nhiên, xã hội vẫn còn nhiều người định kiến về điều ấy và không ít chàng trai, dù luôn đòi hỏi bạn gái nhưng lại muốn vợ mình còn trinh. Bởi thế, các cô gái hãy cân nhắc thật kỹ khi “cho đi”.

Theo Yan

people like INLOOK.VN fanpage