Bạn đang ở đây

Mặt trái của lệch pha mua sắm

Đừng để những bất hòa, lệch pha về chi tiêu giữa vợ chồng ngày một lớn, nếu bạn không muốn tự tay đẩy cuộc hôn nhân của mình vào những hậu họa khôn lường.

1. Coi thường người bạn đời… vì không cùng gu tiêu pha

Hồi yêu nhau, thấy anh Tiến có tính tiết kiệm, chị Mai (Khâm Thiên, Hà Nội) cứ mừng thầm. Nhưng lấy nhau rồi, chị mới thấy cuộc sống của một người ở sao Hỏa, một người ở sao Kim về mua sắm này mới thật là quá nhiều trục trặc. Trong khi chị xem giá trị tinh thần của những chiếc đĩa phim, cuốn sách báo mới là quan trọng thì anh lại luôn tính toán ra gạo, muối, bột ngọt. .. làm chị mất hứng hẳn. Trong khi chị hí hửng vì mua được loại rau sạch nhập ngoại thì anh lại chép miệng ra vẻ tiếc tiền. Chồng luôn miệng nhắc nhở việc chi tiêu, vui mua sắm của chị khiến chị ngày càng trở nên bực bội và thấy chồng như vật “hãm tài”.

Không chỉ có đối tác kẹo kéo mới làm người bạn đời coi thường. Ngay cả những người thuộc diện phóng tay chi tiêu cũng bị đối tác dạng “kẹo kéo” của mình khinh ra mặt. Bằng chứng là vợ của những ông chồng tiêu hoang hay chồng của những bà vợ hay vung tay quá trán vẫn thường dùng rất nhiều từ hạ thấp đối tác của mình như sĩ diện hão, ăn hoang phá hoại…

Ảnh minh họa

2. Gia đình mâu thuẫn vì… mỗi người một phách

Cũng chỉ vì bất đồng quan điểm nên vợ chồng anh Nam, chị Nhung (Q.2, TPHCM) giận dỗi nhau đã cả tuần nay. Anh Nam muốn đổi chiếc máy tính để bàn cồng kềnh bằng một chiếc laptop gọn nhẹ lại nhiều chức năng, nhưng ngược lại, chị Nhung vợ anh lại thấy việc phải sắm một chiếc máy giặt khác là cần thiết hơn.

Không chỉ giận hờn, nhiều bà vợ còn thẳng tay nặng lời chồng vì chi tiêu không đúng ý mình còn ông chồng bực vợ, ba máu sáu cơn có khi đập luôn cả đồ vừa mới mua đi. Tiền mất, vật chẳng còn và tình cảm, sự tôn trọng vợ chồng theo đó cứ rạn nứt dần sau mỗi lần “bão quét” như vậy. 

3. Tấm g­ương xấu cho con

Khi thường xuyên phải chứng kiến những cuộc tranh luận nảy lửa về chuyện chi tiêu của bố mẹ, nhất là khi phải nghe những lời không hay về bố/mẹ mình kiểu như “Hoang tàn như mẹ mày, không có tao thì chúng mày mất nhờ”; “sống với người bủn xỉn như bố mày cả đời không bao giờ dám ngẩng mặt nhìn ai”…, những đứa con sẽ mất đi niềm tin nơi bố mẹ. Đáng lẽ bạn là người để con soi vào đó học hỏi chứ không phải là ánh sáng mờ khiến con bị mất luôn phương hướng về cách chi tiêu đúng sai của bố mẹ.

Theo GĐT

people like INLOOK.VN fanpage