Bạn đang ở đây

Chứng cứ đâu!?

Sau khi cưới, vợ chồng như hai mặt của đồng tiền: họ không nhìn thấy nhau, song luôn ở cùng nhau. Đó là mối nhân duyên đồng sàng dị mộng…
> 4 kiểu phụ nữ luôn thu hút đàn ông  
Hé lộ lí do khiến cầu thủ nghiện sex
Dạo này báo giấy, báo mạng xứ ta có hứng với chuyện cưới hỏi! Cũng định đánh liều mà tán nhảm vài dòng cho sự vụ thêm phần gay cấn. Nhưng lại nghĩ, mình ngôn ngữ có hạn, thủ đoạn (điều tra) chẳng được bao nhiêu. Có cố cũng không qua được các tít bài dạng: “Đám cưới ngông: tặng 33 triệu đồng/khách đến ăn cỗ”; “Quý tử nhà công tử Bạc Liêu bàn về đám cưới tiền tỷ”; “Công ty đại gia ‘siêu đám cưới’ nợ 1.200 tỷ” … vân vân và vân vân… Lại tần ngần thôi!
 
Nay việc đã tạm lắng, mới dám lạm bàn vài dòng. Dân gian ngày xưa quan niệm “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà” là ba việc trọng của một đời người. Lớn làm rình rang, bé làm nhỏ gọn, thậm chí theo không nhau cũng là chuyện mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh vậy. Vậy nên, đám cưới vài mươi tỷ ở phố núi Hương Sơn, đám cưới Rolls-Royce của con nữ đại gia xứ gạo trắng nước trong, hay nâng cấp xe trâu thành… xe dâu, rồi rước nàng về dinh như cậu thanh niên Nghệ An thì cũng đều đẹp như nhau cả.
Không dám là người giữ rường cột thuần phong mỹ tục cưới hỏi nước nhà như nhiều đồng nghiệp, mình chỉ mong cho tất cả các cặp đôi hăm hở bước vào hôn nhân, dù từ siêu xe hay xe trâu đều hạnh phúc. Chỉ là thấy đám cưới siêu sang, theo kiểu “kinh phí không giới hạn” của lão chú rể đại gia, lại tẩn mẩn nhớ đến hình ảnh cái đám cưới thui thủi, lặng lẽ dưới bóng chiều chập choạng trong “Một đám cưới” của cụ Nam Cao… Bây giờ cái cảnh cưới xin ấy thì ít có, nhưng lời cô dâu trong truyện ấy, mình cứ nhớ mãi, “cơm nhà giàu khó nuốt lắm bố ạ”…
 
Bảo là cưới to hay bỏ nhau hơn cưới nhỏ chắc cũng chỉ là cái sự an ủi của con nhà nghèo. Bởi vì ở đời, chuyện hợp tan, tan hợp đều từ chữ duyên mà ra cả. Có duyên thì đến với nhau, hết duyên thì đường ai nấy đi… Cũng như trên thương trường lâu nay, việc thâu tóm, sáp nhập, người ta vẫn gọi bằng cái tên mỹ miều là se duyên. Kể ra nếu thuận anh, thuận ả, thì cũng chẳng có cớ gì mà đang yếu ớt, nhìn thấy bờ vai vạm vỡ mà không tựa vào. Nhưng vừa rồi chuyện ấy ở xứ ta, se duyên thì ít mà ép duyên thì nhiều. Toàn úp úp mở mở đi cửa sau, chưa cưới hỏi đã tính chuyện… bạo hành sau hôn nhân!
 
Ông giáo sư kinh tế Mallikajunappa, người Ấn Độ tổng kết rằng, có 3 nguyên nhân chính khiến các DN sáp nhập chưa hết tuần trăng mật đã… mất mật là: mua sắm vô độ mà không để ý đến sức khỏe (các cụ bảo già thích chơi trống bỏi); đầu tư đa ngành kiểu “thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”; phát phì vô lối, thích “làm ăn lớn mới sang”… Hóa ra trường chứng cũng như trường đời. Nhân duyên mà từ một phía thì kiểu gì cũng đồng sàng, dị mộng. Trên sàn bây giờ toàn cổ phiếu nhi đồng, kể ra thì ép duyên cũng dễ. Nhưng nếu tảo hôn, lại còn cưới chui thì e khó mà đầu bạc răng long với nhau lắm!
 
Tất nhiên, đời còn dài. Chả ai lại đi chờ người khác sẩy chân để chép miệng, “ấy, tôi nói có sai đâu”. Cái chuyện đám cưới đám xin cũng là có sao dùng vậy thôi. Như tuổi mình mới tí đã thấy bạc tóc long răng, làm sao tráng kiện như bạch mã hoàng tử, tuổi cổ lai hy mà đứng giữa hôn trường vẫn sang sảng: “Tôi xin gửi đến gia đình nhà gái 500 triệu đồng tiền mặt, một nhẫn cưới, một dây chuyền bạch kim, một đôi bông tai gắn kim cương…”, để đưa nàng về dinh!  
Đấy là nói chuyện cưới xin, sau hôn nhân, chứng trường lại có những mối duyên ngắn ngày như của bác tổng HSG. Đoạn đường cùng nhau chưa được ba bảy hăm mốt ngày thì đã “đường anh, anh đi”. Nhưng duyên hết mà nợ còn lê thê. Cái nợ này đến mùa đại hội năm nay vẫn còn rơi rớt, khi bác chủ tịch giải tích lý do cắt cầu là vì có chuyện… ăn chả, ăn nem!
 
Bác tổng lại có đơn trình bày rằng, em lên ấm chỗ đâu mà đã kịp mờ ám. Nếu nói về cái thời dậm dạp cùng nhau thì làm tốt mới được lên, lại qua dăm bảy cầu chạm ngõ, nếu nhầm thì các bác hẳn đã quên câu “Trước khi lấy vợ hãy cố mở mắt ra, sau khi lấy vợ rồi nên nhắm mắt lại”. Rồi anh ấy kết luận, chẳng qua là phút giây nóng giận, bồng bột nhất thời nên mới có chuyện kết tội nhau nặng nề như thế!
 
Đúng sai thì chưa biết, nhưng đoan chắc rằng, hai họ còn lời qua tiếng lại vì họ nhà trai đã đánh tiếng rằng, không phải nóng giận nhất thời đâu. Chứng cứ đã có rồi đấy!
 
Lại nói về chứng cứ, vừa rồi cưới xin lại có chuyện buồn. Kể lại chi tiết thì hơi ngượng mồm. Nhưng tóm lại là chỉ hơn một tuần sau đám cưới, nhà chồng tuyên bố trả con dâu vì cho rằng cô dâu không còn trinh tiết. Nghe xong chuyện này, mình cứ nghĩ, bố con anh chồng coi sự kia to bằng cái mẹt nên mới làm chuyện ấy. Một số đồng nghiệp của mình có lẽ cũng giỏi nghiệp vụ điều tra, nhìn qua ảnh cái là viết như đinh đóng cột… mất rồi (?).
 
Nhớ ngày trước, khi các bậc làm cha làm mẹ chưa cho CTCK gả bán tất cho người ngoài, thiên hạ đã đồn ầm lên rằng khối anh, khối chị đã “sống thử” tiền hôn nhân. Nhưng cơ quan quản lý bảo, chứng cứ đâu? 
 
Lại còn chuyện lái tàu, làm giá. Thiên hạ cứ nói thế, chứ cơ quan quản lý mấy khi xử được, vì chứng cứ đâu?
 
Thế nên, mình mà là cô dâu ấy, mình sẽ học các bác gác cổng thị trường, đâm đơn kiện mà rằng, “chứng cứ đâu?”. Khối anh chị viết lách lo sốt vó chứ chả đùa!
 
Theo Danviet
people like INLOOK.VN fanpage