Bạn đang ở đây

ẢNH THẬT CỦA HỐ ĐEN VŨ TRỤ ĐƯỢC CÁC NHÀ KHOA HỌC CHỤP NHƯ THẾ NÀO?

Trong một chuỗi các cuộc họp báo rất được mong đợi được trên khắp thế giới, nhóm nghiên cứu đứng sau dự án Event Horizon Telescope đã công bố những hình ảnh thật đầu tiên về hố đen vũ trụ. Đó là một bức ảnh chói đỏ, người xem có thể thấy vầng sáng tạo thành từ bụi và khí bao quanh siêu hố đen ở trung tâm của thiên hà Messier 87, cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng.

 

Các quan sát từ dự án Event Horizon Telescope là một trong những đột phá khoa học quan trọng nhất thế kỷ. Dự án bắt đầu gian đoạn thu thập dữ liệu vào tháng 4-2017 và sau thời gian nghiên cứu, phân tích, các nhà khoa học đã công bố bức ảnh thật đầu tiên về hố đen vũ trụ.

Hình ảnh hố đen thật đầu tiên trong lịch sử

Event Horizon Telescope là lý thuyết xoay quanh hố đen, nơi cả ánh sáng hoặc bức xạ đều không thể thoát ra, bất kì vật thể gì ở sát mép hố, được gọi là Event Horizon, đều bị phá hủy. Các hạt nhân biến mất dưới horizon (đường chân trời). Các electron nhẹ hơn nhiều bị cuốn vào từ trường cực mạnh của hố đen và ném chúng xung quanh với tốc độ cao, vật chất xung quanh hố đen đều di chuyển với tốc độ ánh sáng. Chuyển động xoắn này làm cho chúng giải phóng các photon, là nguồn phát xạ chính từ vật chất gần với hố đen.

Hình ảnh mô phỏng cấu trúc của một hố đen

Các hố đen không thể nhìn thấy được bằng cách thông thường, các nhà khoa học đã sử dụng một kính viễn vọng ảo lớn bằng chính Trái đất được xây dựng từ tám đài quan sát vô tuyến được đặt ở các điểm khác nhau trên toàn cầu, nhóm nghiên cứu quốc tế đã dành vài năm để thăm dò Sagittarius A, hố đen siêu lớn ở trung tâm dải Ngân Hà và một mục tiêu khác gọi là M87 trong cụm thiên hà của Xử Nữ, nằm cách xa Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng.

Kính viễn vọng ảo lớn bằng Trái đất được xây dựng từ tám đài quan sát vô tuyến

Các quan sát dựa trên một mạng lưới sóng vô tuyến được đặt trên khắp thế giới. Những đài quan sát vô tuyến này dựa theo khẩu độ của kính viễn vọng nhằm tạo ra độ phân giải cần thiết.

Các nhà khoa học ghi lại được hình ảnh của một hố đen dựa vào việc quan sát vật liệu xoáy quanh các cạnh trước khi rơi vào hố đen, khi nóng lên đến nhiệt độ cực cao, khiến nó phát ra ánh sáng rực rỡ xuất hiện dưới dạng vòng xung quanh hố đen. Nhóm nghiên cứu đã làm việc trong nhiều năm để ghi lại hình bóng hố đen. Hố đen quan sát được ước tính có kích thước siêu lớn, gần bằng kích thước hệ mặt trời, khối lượng của nó gấp khoảng 6,5 tỷ lần khối lượng mặt trời.

Hình bóng hố đen được ghi lại trong nhiều năm

Tại mỗi trạm sóng đều có ổ cứng lớn để lưu trữ dữ liệu. Những dữ liệu này sau đó được xử lý tại Đài thiên văn MIT Haystack ngoại ô Boston, Massachusetts. Dữ liệu cần hơn “nửa tấn ổ cứng”, theo Dan Marrone, Phó giáo sư thiên văn học tại Đại học Arizona. Tám kính viễn vọng đã thu thập được 5 petabyte dữ liệu hoặc “tương đương với 5.000 năm mp3 hoặc cả đời selfies cho 40.000 người”.

Các quan sát từ dự án Event Horizon Telescope là một trong những đột phá khoa học quan trọng nhất thế kỷ

Với nỗ lực không ngừng nghỉ, các nhà khoa học đã chụp được bóng của một lỗ đen. Đây sẽ là hình dạng tối của nó trên một nền sáng của ánh sáng đến từ vật chất xung quanh, bị biến dạng bởi độ cong không gian, thời gian mạnh mẽ.

Bước đột phá này hỗ trợ thêm cho lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein và có thể giúp trả lời các câu hỏi từ trước đến nay về bản chất của các hố đen.

people like INLOOK.VN fanpage