Bạn đang ở đây

Trận chiến không tránh khỏi của Viettel vs. VNPT

Tập đoàn ViễnThông Quân đội (Viettel)đang Trên đường giành ngôi quán quân về doanh thu lần đầu tiên trong lịch sử từ tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).

Trận chiến không tránh khỏi của Viettel vs. VNPT

Ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Viettel, chobiết doanh thu dự kiến năm 2012 của Tập đoàn là 140.000 tỉ đồng, cao nhất trong lịch sử ngành. Trong lúc đó, ông Phan Hoàng Đức, Phó Tổng Giám đốc VNPT, doanh thu của VNPT năm nay dự kiến đạt 130.000 tỉ đồng.

Viettel nội công, ngoại kích

“Dịch vụ di động tại ViệtNam có khả năng sinh lãi rất tốt. Trung bình cứ 1 thuê bao di động có thể tạo ra doanh thu 1 USD/ngày. 3 nhà mạng lớn nhất nước đang bỏ túi hàng triệu USD mỗi ngày”, ông Robert Trần, Tổng Giám đốc khu vực châu Á của Tập đoàn Tư vấn Chiến lược Robenny (Canada) nói.

Tham gia thị trường sau VNPT khá lâu, nhưng Viettel thuộc Bộ Quốc phòng đã có những bước phát triển nhảy vọt. Năm 2008, tổ chức đánh giá thương hiệu toàn cầu Intangible Business(Anh) đã xếp Viettel vào vị trí 83/100 nhà khai thác di động lớn nhất thế giới. Theo đó, giá trị thương hiệu này đạt 536 triệu USD, vượt qua cả SingTel, StarHub (Singapore), DiGi (Malaysia) và Indosat (Indonesia).

Năm 2011, trong lúc hàng ngàn doanh nghiệp trong nước phải vật lộn với tình hình kinh doanh khó khăn thì lĩnh vực viễn thông, đặcbiệt là dịch vụ di động hầu như được miễn nhiễm với mức lãi kỷ lục. Thông tin từ trang web ictpress.vn cho hay, Viettel đã lãi gần 20.000 tỉ đồng (trên tổng doanh thu 117.000 tỉ đồng), gấp đôi so với số lãi của VNPT. Trong đó, doanh thu của dịch vụ di động chiếm từ 40-50% tổng doanh thu toàn Tập đoàn.

Tham gia thị trường sau VNPT khá lâu, nhưng Viettel thuộc Bộ Quốc phòng đã có những bước phát triển nhảy vọt

Vượt qua VNPT trước đây từng là chuyện không tưởng đối với hầu hết các doanh nghiệp trong ngành. Nhưng ngôi vị quán quân của VNPT có thể sẽ bị soán chỉ trong vài tuần tới. Viettel đã làm điều đó như thế nào?

Viettel đã dùng dịch vụ di động như con gà đẻ trứng vàng cho mình với mục tiêu nắm giữ tới 50% thị trường trong nước. Tập đoàn này cũng hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất và lọt vào top 30 mạng di động lớn nhất thế giới vào năm 2015.

Trong nước, Viettel thực hiện chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường cho giai đoạn 2011-2015 tại các khu vực thành thị và nông thôn. Viettel xác định nông thôn là địa bàn rộng lớn để giành thị phần với việc triển khai trên 42.200 trạm phát sóng 2G và 3G nhằm đảm bảo mỗi xã trên cả nước có ít nhất 1 trạm phát sóng. Ở khu vực thành thị, họ tập trung vào sinh viên, học sinh, người lao động phổ thông, nhân viên văn phòng. Chiếnlược này được xây dựng trên 4 giải pháp cạnh tranh về giá cước, chất lượng dịch vụ, kênh phân phối và chăm sóc khách hàng.

Hiện Viettel có đến 11 gói cước khác nhau, trong đó gói dành cho sinh viên có mức giá rẻ nhất với 1.390 đồng/phút cho cuộc gọi nội mạng, 100 đồng/tin nhắn nội mạng. Về chất lượng dịch vụ, kết quả khảo sát của báo Bưu điện Việt Nam công bố trong năm qua cho thấy, Viettel đã dẫn đầu đối với tiêu chí người dùng sẽ lựa chọn khi sử dụng thêm số hay đổi mạng với cùng tỉ lệ 26,7%.

Đối với kênh phân phối,Viettel sử dụng mô hình phân phối rộng lớn thông qua mạng lưới các đại lý bán sim trong cả nước và phân phối độc quyền bằng cách mở 1 hoặc hơn 1 chi nhánh độc quyền kinh doanh tại mỗi tỉnh/thành. Ngoài ra,mạng lưới cộng tác viên địa phương cũng giúp Viettel tiếp cận được mọi đối tượng khách hàng ở vùng xa.

Song song với mô hình phân phối này, Viettel cũng chú trọng mảng chăm sóc khách hàng với 2 trung tâm lớn tại Hà Nội và TP.HCM được điều hành bởi 5.500 nhân viên, có khả năng tiếp nhận đến 15.600 cuộc gọi/giờ.

Mới đây, Viettel đã mua lại EVN Telecom để mở rộng thị phần thêm 1,4%, tận dụng toàn bộ số trạm phát sóng của nhà mạng này cùng 3 cổng kết nối internet quốc tế để tăng tốc độ truyền dẫn cho mạng di động 3G của mình.Với chiến lược kinh doanh đó, năng suất lao động bình quân của Viettel đạt hơn 4,7tỉ đồng/người/năm cùng tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 48,3% trong năm 2011. Đây là mức cao nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành, theo ictpress.vn.

Song song với phát triển thị trường trong nước, Viettel cũng đang đầu tư mạnh ra nước ngoài với mức doanh thu 5.779 tỉ đồng trong năm qua, tăng 33% so với 2010. Viettel Global đã đổ hơn 11.000 tỉ đồng vào Tanzania, Đông Timor, Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti và Peru.

2 trong 1 để đối phó với Viettel

Xét về số lượng thuê bao di động, Viettel vẫn đang nắm ngôi quán quân với xấp xỉ 58 triệu thuê bao (thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2011). Tuy  nhiên, với 2 thương hiệu Mobifone và Vinaphone, hiện VNPT vẫn thống lĩnh mảng dịch vụ di động trong nướcvới hơn 83 triệu thuê bao, chiếm 75% doanh thu củatoàn tập đoàn. Với vị thế như vậy, VNPT không dễ để Viettel “ăn” dần vào thị phần của mình.

Liệu Vinaphone và Mobiphone có được sáp nhập?

Mới đây, VNPT đã trình lên Bộ Thông Tin và Truyền Thông đề án tái cơ cấu Tập đoàn. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là xin sáp nhập 2 con gà đẻ trứng vàng Mobifone và Vinaphone nhằm tạo đối trọng với Viettel. Việc sáp nhập này đi ngược lại quy định của Luật Cạnh tranh là VNPT không được nắm giữ quá 20% vốn ở 1 trong 2 doanh nghiệp.

Mới đây, ông Đức VNPT đã tái khẳng định quyết tâm này và các doanh nghiệp trong ngành cho rằng tập đoàn cũng đang ráo riết xin Thủ tướng một quy chế đặc biệt để hợp thức hóa chủ trương sáp nhập.Chưa hết, trùng hợpvới thời điểm VNPT muốnsáp nhập Mobifone vàVinaphone là thông tin gây tranh cãi từ  Sách trắng Công nghệ Thông tin Việt Nam năm 2012 cho biết, thị phần Mobifone đột nhiên giảm từ 29,11% xuống còn 17,9% chỉ sau 1 năm. Thông tin này khá mâu thuẫn với kết quả kinh doanh năm sau luôn cao hơnnăm trước của Mobifone, cùng mức đóng góp hàngnăm tới gần 50% lợi nhuận của VNPT. Đây được coi là động thái “kéo giãn” thị phần của nhà mạng này để phục vụ cho mục tiêu sáp nhập.

Nếu kịch bản “2 trong 1” này thành công thì ngoài mục tiêu bảo vệ được thị phần di động vốn là “nồicơm” chính của mình, VNPT còn có thể tiết kiệm đượcchi phí đầu tư hạ tầng hàng năm. Bên cạnh đó, họ có thể tập trung cùng mở rộngvùng phủ sóng và đầu tư ra nước ngoài, vốn đang là ưu thế của Viettel

Theo NCĐT

 

people like INLOOK.VN fanpage