Bạn đang ở đây

Những điều thú vị ít người biết về tượng Nữ thần Tự Do

Món quà đặc biệt của Pháp 130 năm trước đã trở thành biểu tượng của nước Mỹ và là một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới.

1. Cho tới tận khi bão Sandy diễn ra, kiểm lâm David Luchsinger và vợ là một trong số ít những cư dân sống trên đảo Liberty. Nhân viên kiểm lâm được lựa chọn trông coi tượng Nữ thần Tự Do ở trong một ngôi nhà gạch nhỏ trên đảo, ẩn sau những hàng cây. Tuy nhiên, ngôi nhà đã bị phá hủy sau bão Sandy. Có lẽ Luchsinger sẽ là cư dân cuối cùng từng sống trên đảo Liberty. Phần bệ của tượng cũng từng là nơi ở của một số gia đình quân nhân từ năm 1818 đến giữa những năm 1930. 1. Trước cơn bão Sandy (2012), kiểm lâm David Luchsinger và vợ là một trong số ít những cư dân sống trên đảo Liberty. Anh có trách nhiệm trông coi tượng Nữ thần Tự Do ở trong một ngôi nhà gạch nhỏ trên đảo, ẩn sau những hàng cây. Tuy nhiên, ngôi nhà đã bị phá hủy sau bão. Luchsinger có thể là cư dân cuối cùng từng sống trên đảo Liberty. Phần bệ của tượng cũng từng là nơi ở của một số gia đình quân nhân từ năm 1818 đến giữa những năm 1930.

2. Du khách được phép lên đỉnh ngọn đuốc cho tới năm 1916 sau vụ nổ ở Black Tom, một hòn đảo ở cảng New York. Hai triệu tấn thuốc nổ gây ra rung chuyển mạnh tương đương động đất 5,5 độ Richter. Nhiều mảnh bom đã bắn ra và găm vào tượng Nữ thần Tự Do. Sau đó, phần đuốc của tượng buộc phải đóng cửa do hư hại từ vụ nổ. Ảnh: Lovethesepics.2. Du khách được phép lên đỉnh ngọn đuốc cho tới năm 1916 sau vụ nổ ở Black Tom, một hòn đảo ở cảng New York. Hai triệu tấn thuốc nổ gây ra rung chuyển mạnh tương đương động đất 5,5 độ Richter. Nhiều mảnh bom đã bắn ra và găm vào tượng Nữ thần Tự Do. Sau đó, phần đuốc của tượng buộc phải đóng cửa do hư hại từ vụ nổ. Ảnh: Lovethesepics .

3. Bảy thanh nhọn trên vương miện của Nữ thần ban đầu được thiết kế để làm quầng hào quang . Năm 1938, các thanh này được tạm thời dỡ bỏ để thay phần cốt thép đã gỉ sét bên trong. Ảnh: Telegraph.
3. Bảy thanh nhọn trên vương miện của Nữ thần ban đầu được thiết kế để làm quầng hào quang. Năm 1938, các thanh này được tạm thời dỡ bỏ để thay phần cốt thép đã gỉ sét bên trong. Ảnh: Telegraph .

4. Tượng Nữ thần Tự Do lẽ ra đã có một tượng “chị em” trên hải đăng tại Ai Cập. Nhà điêu khắc Frederic Bartholdi đã đề nghị làm cho Ai Cập một tác phẩm khổng lồ ở cửa ngõ kênh đào Suez với tên gọi “Ai Cập Đưa Ánh Sáng Tới Châu Á”, với hình tượng một phụ nữ Ai Cập cầm đèn. Tuy nhiên, phó vương Ai Cập đã từ chối.

4. Tượng Nữ thần Tự Do lẽ ra đã có một tượng “chị em” trên hải đăng tại Ai Cập. Nhà điêu khắc Frederic Bartholdi đã đề nghị làm cho Ai Cập một tác phẩm khổng lồ ở cửa ngõ kênh đào Suez với tên gọi “Ai Cập Đưa Ánh Sáng Tới Châu Á”, với hình tượng một phụ nữ Ai Cập cầm đèn. Tuy nhiên, phó vương Ai Cập đã từ chối. Ảnh: The-big-picture.

5. Khi mới được đưa tới từ Pháp, tượng Nữ thần Tự Do có lớp vỏ đồng sáng bóng. Sau 20 năm, lớp vỏ đã bị ôxy hóa tạo ra màu xanh như ngày nay.
5. Khi mới được đưa tới từ Pháp, tượng Nữ thần Tự Do có lớp vỏ đồng sáng bóng. Sau 20 năm, lớp vỏ đã bị ôxy hóa tạo ra màu xanh như ngày nay. Ảnh: Bigplanetmusicc .

6. Frederic Bartholdi đã tạo hình bức tượng nổi tiếng nhất thế giới theo mẹ mình, bà Charlotte. Điều này được tiết lộ vào năm 1876, khi Bartholdi mời Thượng nghị sĩ Pháp, Jules Bozerian, tới chỗ ngồi xem opera của mình. Khi Bozerian bước vào, ông sửng sốt khi thấy một “phiên bản sống” của tượng Nữ thần Tự Do đang ngồi đó. Nhà điêu khắc nổi tiếng đã mỉm cười và nói: “Ông có biết quý bà đây là ai không? Bà ấy là mẹ tôi”. Ảnh:
6. Frederic Bartholdi đã tạo hình bức tượng nổi tiếng nhất thế giới theo mẹ mình, bà Charlotte. Điều này được tiết lộ vào năm 1876, khi Bartholdi mời Thượng nghị sĩ Pháp, Jules Bozerian, tới chỗ ngồi xem opera của mình. Khi Bozerian bước vào, ông sửng sốt khi thấy một “phiên bản sống” của tượng Nữ thần Tự Do đang ngồi đó. Nhà điêu khắc nổi tiếng đã mỉm cười và nói: “Ông có biết quý bà đây là ai không? Bà ấy là mẹ tôi”. Ảnh: Playbuzz .

7. Theo từ điển bách khoa về tượng Nữ thần Tự Do, bức tượng còn có rất nhiều tên như “Cô gái của mọi người, Tự do của nước Mỹ, Con gái của Bartholdi, Nữ thần khổng lồ, Nữ thần màu xanh, Quý cô hải cảng, Quý cô cầm đuốc, Mẹ Tự do, Linh hồn của nước Mỹ độc lập”... Tên thật của món quà nổi tiếng này là “Tự do thắp sáng thế giới” (Liberty Enlightening the World). Ảnh: History.

7. Theo từ điển bách khoa về tượng Nữ thần Tự Do, bức tượng còn có rất nhiều tên như Cô gái của nhân dân, Tự do của nước Mỹ, Con gái của Bartholdi, Nữ thần khổng lồ, Nữ thần màu xanh, Quý cô hải cảng, Quý cô cầm đuốc, Mẹ Tự do, Linh hồn của nước Mỹ độc lập... Tên thật của món quà nổi tiếng này là “Tự do thắp sáng thế giới” (Liberty Enlightening the World). Ảnh: History.

8. Chi phí xây dựng bức tượng và phần bệ là 500.000 USD vào thời điểm đó, tương đương 10 triệu USD hiện tại.

8. Chi phí xây dựng bức tượng và phần bệ là 500.000 USD vào thời điểm đó, tương đương 10 triệu USD hiện tại. Ảnh: Newyorkcitytravelmagazine.

9. Tượng Nữ thần Tự Do là món quà nước Pháp dành tặng Mỹ vào năm 1886. 300 mảnh đồng của bức tượng được chuyển tới Mỹ trên tàu Isere của Pháp. Con tàu đã suýt chìm xuống lòng biển do một trận bão lớn trên đường đi. Ảnh:

9. Tượng Nữ thần Tự Do là món quà nước Pháp dành tặng Mỹ vào năm 1886. 300 mảnh đồng của bức tượng được chuyển tới Mỹ trên tàu Isere của Pháp. Con tàu đã suýt chìm xuống lòng biển do một trận bão lớn trên đường đi. Ảnh: Everystockphoto .

10. Bức tượng trở thành biểu tượng của di dân vào nửa cuối thế kỷ 19, khi 9 triệu người vượt biển vào Mỹ, do tượng Nữ thần Tự Do là điều đầu tiên họ nhìn thấy khi tới Mỹ bằng tàu. Ảnh: Socialphy.

10. Bức tượng trở thành biểu tượng của di dân vào nửa cuối thế kỷ 19, khi 9 triệu người vượt biển vào Mỹ, do tượng Nữ thần Tự Do là điều đầu tiên họ nhìn thấy khi tới Mỹ bằng tàu. Ảnh: Socialphy.

Theo Tri thức trẻ

people like INLOOK.VN fanpage