Bạn đang ở đây

Lễ hội Ok-om-bok: Lung linh dòng sông Trăng

Khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, chắc không nhiều địa phương có lắm hội hè, lễ Tết như Sóc Trăng do có tới ba cộng đồng dân tộc Việt, Khmer và Hoa sinh sống ở nơi đây.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều địa phương độc đáo với những nét văn hóa rất riêng, nhưng chắc chắn không nơi nào có những nét văn hóa độc đáo như Sóc Trăng. Do có tới ba dân tộc cùng chung sống hòa thuận nơi này là dân tộc Việt, Hoa, Khmer nên có sự hòa trộn độc đáo giữa các nền văn hóa và có rất nhiều hội hè lễ Tết.

Đua ghe ngo trên sông Maspero và cúng trăng Pithi thvay pras-chanh

Nếu bạn đến Sóc Trăng vào rằm tháng 10 âm lịch bạn sẽ được thưởng thức các cánh đồng lúa chín vàng, tiếng chày gã gạo và cốm cùng không khí vui nhộn của lễ hội Ok-om-bok của dân tộc Khmer, tâm điểm của lễ hội chính là hội đua ghe ngo.


Thu hoạch lúa chín vàng.
 

Với người Khmer, ghe ngo là bảo vật linh thiêng, chỉ để tham gia các lễ hội quan trọng, mỗi chiếc đại diện cho một ngôi chùa Khmer. Nghe được làm bằng thân cây sao, khoét rỗng ruột, với chiều dài 30 m ngang 1-1,4 m hình dáng tựa như thần rắn Nagar của dân tộc Khmer.


Một chiếc ghe ngo của người Khmer.


Cuộc đua bắt đàu bằng tiếng trống, và mỗi ghe có một người điều khiển đánh trống cho hàng trăm cánh tay lực lưỡng của các thanh niên trai tráng vung chèo rẽ nước lướt nhanh trong dòng sông Maspero. Hai bên bờ đông nghịt người ro hò cổ vũ nhiệt tình náo động cả một góc trời. Khi Khi có chiếc ghe chiến thắng, mọi người sẽ tung hô chiến thắng của những tay chèo xuất sắc, đám đông sẽ ào tới ghe chiến thắng và chúc mừng bằng cách tưới tưới nước lên người những tay chèo.

 

 


 

Sau cuộc đua ghe ngo thì đêm trăng rằm tháng 10 còn có lễ cúng trăng của người Khmer. Dân tộc Khmer xem mặt trăng chính là vị thần bảo hộ mùa màng trong năm, tại cổng của các ngôi chùa, có 2 thân tre hay dừa được uốn cong thành cổng vòm. Phía trên cổng vòm có dây trầu 12 lá tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cao có 7 lá tượng trương cho 7 ngày trong tuần. Phía dưới cổng là đồ cúng gồm các món đơn giản từ đồng lúa hay trong các vườn cây của người Khmer như dừa, khoai lang, khoai môn, bánh in, cốm dẹp, chuối. Cốm dẹp của Sóc Trăng trắng mịn, mềm thơm so được làm từ nếp mới gặt và được giã bằng tay với các chày gỗ. Sau khi cúng trăng, các em bé được đút ăn cốm dẹp trước tiên rồi người lớn mới cùng nhau thưởng thức.
 


Lung linh sông Trăng.
 


Ngôi chùa được làm từ thân chuối.
 

Ngoài sông đêm trăng còn có lễ hội thả hoa đăng, dòng sông như phát sáng lấp lánh, với các đèn của các hoa đăng, trang trí lộng lẫy hình rồng lấp lánh hay các ngôi chùa đồ sộ lấp lánh trên sông, tất cả được làm bằng các bẹ chuối được tìm thấy dễ dàng trong bất kỳ khu vườn nào của người Khmer. Hòa vào dòng sông lấp lánh ánh đèn là tiếng trống và tiếng nhạc truyền thống của người Khmer cho du khách cảm giác thanh bình đến kỳ lạ

Bún nước lèo -  hương vị độc đáo của Sóc Trăng

Đến Sóc Trăng bạn không thể bỏ qua món bún nước lèo với hương vị độc đáo, bạn chỉ có thể thưởng thức món này đúng hương vị nhất tại chợ nổi Ngã Năm trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thuộc huyện Ngã Năm.
 

Một góc chợ nổi Ngã Năm.
 

Chợ họp từ khi trời chưa gáy, với hàng ngàn ghe xuồng từ khắp khu vực miền Tây tập trung tại đây. Tại đây du khách có thể mua bất cứ đặt sản nào của miền Tây và món Bún nước lèo đúng chính hiệu.
 

Vị thơm phức của mắm bồ hóc đặc trưng của người Khmer hòa quyện với vị thơm tươi của thịt cá lóc, tôm và mực. Khác biệt của bún nước lèo và bún bồ hóc chính là nước trong và được nấu theo phương thức khác. Bún nước lèo chính là minh chứng cho sự hài hòa giữa ba nền văn hóa.

 

Bún nước lèo Sóc Trăng.

 

Ngoài bún nước lèo thì Sóc Trăng còn có nhiều món ngon không thể bỏ qua như, bánh pía Sóc Trăng, bánh xèo, cá lóc nướng trui, ỷ viên Sóc Trăng...


Bánh pía Sóc Trăng.

 

Rằm tháng 10 âm lịch đang đến gần, hãy thử một chuyến đi khám phá đến vùng đất của dòng sông Trăng Maspero để cảm nhận sự bình dị và nét độc đáo không nơi nào có của Sóc Trăng.

 CA-AN

Ảnh: Google

people like INLOOK.VN fanpage