Bạn đang ở đây

Những món ăn vặt độc hại

Ăn ngon nhưng hậu qủa thì thật khó nói.

Chè khúc bạch

Chè khúc bạch bỗng nhiên “lên cơn sốt” vào mùa hè 2013, chủ yếu do tốc độ lan truyền trên internet và theo phong trào. Nhiều người sau khi thưởng thức “cơn sốt này” đánh giá chè khúc bạch không có gì quá đặc sắc, thậm chí hương vị là bình thường so với các món chè khác. Nhiều người ăn nhưng không phải ai cũng biết về việc pha chế chất gelatin vào món chè này.

Hồi tháng 4/2012, công an và nhân viên Cục Giám sát Dược phẩm thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, đã phát hiện hàng trăm ngàn bao con nhộng dọc đường Trịnh Thượng, thôn Lợi Cảng, huyện Trung Nguyên, vùng ven Trịnh Châu.

Điều tra cho biết, các các lò thuộc da lậu đã nấu da súc rồi nấu thành keo gelatin công nghiệp bán cho các hãng sản xuất bao con nhộng.

Các nhà khoa học cho biết nếu dùng số lượng nhiều bao con nhộng chứa thuốc tây hoặc đông y làm bằng gelatin công nghiệp sẽ làm suy thận và suy gan, thậm chí gây ung thư bởi vỏ bao chứa hàm lượng rất cao kim loại nặng crôm.

Chè khúc bạch với nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Nguyên liệu nấu chè khúc bạch ngon, rẻ đang được hầu hết các quán sử dụng đó chất gelatin để sữa tươi và kem sữa mới kết dính với nhau và cho ra màu trắng sáng. Giá bán lẻ gelatine là 20.000 đồng/100 g, mua sỉ thì giá chỉ 100.000 đồng/kg mà không có nhãn mác, nhà sản xuất, hạn sử dụng với lời giải thích: “Bao lớn 25 kg mới có em ơi, nếu em mua cả bao chỉ đưa cho. Mà hàng chị đảm bảo chất lượng, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh đàng hoàng; ở đây làm ăn uy tín, em đừng nghe báo chí viết bậy bạ như vụ trà chanh…”.

Thế nhưng khi chúng tôi ngỏ ý muốn xem bao 25 kg thì chị kêu ở đây không có sẵn, cần mua nguyên bao thì trưa chị mang ra, còn bao bì chị vứt hết rồi, không còn cái nào ở đây cả.

Phô mai que

Cùng với chè khúc bạch, phô mai que cũng đang trở thành món ăn đường phố hấp dẫn giới trẻ. Nhìn những thanh phô mai chiên vàng xếp đầy trên chiếc mâm với giá bán chỉ 7.000 đồng/que khiến nhiều người "xiêu lòng", móc hầu bao mua vài que nóng hổi để thưởng thức.

Công thức chế biến món này khá đơn giản, gồm trứng, sữa tươi, bột mì, bột chiên giòn, phô mai và lá oregano. Tuy vậy, nhiều người cho biết nếu tự chế biến, dù chi phí lên đến 20.000 đồng/que vẫn không ngon bằng hàng làm sẵn. Cụ thể là không dai, không dẻo bằng, khi ăn không thể kéo ra những dây dài như kẹo cao su mà giới trẻ rất thích.

Nhưng đáng lo ngại hơn là phô mai que thành phẩm được nhập về không rõ nguồn gốc, lại bán với giá quá rẻ. Theo thạc sĩ Nguyễn Bạch Đằng, Khoa Tiêu hóa, Học viện Quân y 103, những sản phẩm này khi được chiên ngập trong dầu ăn tái sử dụng nhiều lần thì rất nguy hiểm cho sức khỏe, có thể gây tổn thương tế bào, dễ tạo thành những khối u hoặc gây ung thư,...

Phô mai que không xuất xứ

Cá viên chiên không xuất xứ, hạn sử dụng

Hầu như đi đâu, ở bất cứ ngóc ngách nào của Sài Gòn, từ những con hẻm nhỏ đến những khu vực trung tâm thành phố đều thấy bóng dáng của những chiếc xe đẩy bán cá viên chiên. Những ngày qua, thông tin về nhiều hộ chế biến chả cá tại chợ TP. Tuy Hòa không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là có chứa chất độc hại, khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng.

Kết quả kiểm tra cho thấy của cơ quan chuyên ngành cho thấy khu vực chế biến không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; kết quả mẫu xét nghiệm có nhiều chất cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm, có khả năng gây ung thư ở nồng độ cao.

Theo các chuyên gia khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm, thông thường các vi sinh, vi khuẩn sẽ bị mất đi trong quá trình chiên nóng từ 130 - 180 độ C. Tuy nhiên, với các độc tố được sinh ra bởi thực phẩm biến chất hay dầu ăn tái sử dụng nhiều thì sẽ không bị mất đi. Đặc biệt, với cá ươn, cá thối, thịt của chúng sẽ bị phân hủy và sinh ra nhiều độc tố cộng hóa chất, phụ gia để “nâng cấp” tạo ra các chất gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Riêng hàn the là phụ gia độc hại không được sử dụng trong thực phẩm vì nguy cơ gây ung thư...

Bắp luộc bằng pin và hóa chất

Bỏ vài muỗng hóa chất và một viên pin vào nồi luộc 200 trái bắp (ngô), chưa đến 2 giờ sau toàn bộ bắp sẽ chín, thơm, ngọt và để lâu mà không bị ôi thiu. "Công nghệ" này đang được phần lớn người bán bắp tại TP. HCM áp dụng.

Những loại hóa chất, pin được dân nấu bắp mua từ chợ Kim Biên. Có người hỏi mua hóa chất nấu bắp nhanh mềm lâu thiu, một người bán hàng tại chợ này chỉ vào gói bột màu trắng được xay nhuyễn, không nhãn mác, không ghi nơi sản xuất và hạn sử dụng. Giá loại hóa chất này 100.000 đồng một kg. Người bán còn  giải thích "đây là muối diêm".

Loại đường dùng để nấu bắp có vị ngọt hơn đường bình thường rất nhiều, có giá từ 80.000 đến 90.000 đồng một kg. Khi luộc bắp chỉ cần cho vào nồi khoảng 3 muỗng đường này là bắp sẽ rất ngọt. Loại đường này không có nhãn mác, người bán giới thiệu xuất xứ từ Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Bắp rang bơ gây hại phổi

Những ai đã ăn bắp rang bơ (pop corn) đều công nhận món ăn này có mùi quá ư hấp dẫn. Mấy ai biết rất có thể bắp rang đã được trộn với một hóa chất có tên diacetyl nên mới thơm ngon đến thế.

Diacetyl (DA) tạo mùi là chất lỏng dễ bay hơi, khi hóa hơi thì cho mùi thơm nồng nàn hơn cả bơ thật. Nếu hít phải DA trong thời gian dài, DA sẽ gây viêm và xơ hóa các tiểu phế quản của phổi khiến các đường thở này bị chít hẹp một phần hay toàn phần.

Mới đây nhất, trong một nghiên cứu trong ống nghiệm (chưa thử trên người), một số nhà khoa học nhận thấy DA có cấu trúc tương tự một chất khiến các protein beta-amyloid kết lại thành khối trong não, làm tăng mức độ kết khối của beta-amyloid tạo thành mảng, đưa đến thoái hoá các tế bào thần kinh: dấu hiệu của bệnh Alzheimer!

 

Theo Báo Đất Việt

people like INLOOK.VN fanpage