Bạn đang ở đây

10 sự thật ít biết về các tuần lễ thời trang quốc tế

Ngoài những bộ sưu tập lộng lẫy, khách mời danh giá, street style đẳng cấp…, các tuần lễ thời trang thế giới còn hút tín đồ năm châu bởi nhiều bí mật hậu trường độc đáo.

1. Chỉ có 4 tuần lễ thời trang lớn
Trang từ điển trực tuyến Wikipedia thống kê có đến hơn 40 tuần lễ thời trang diễn ra trên khắp thế giới mỗi năm, bao gồm cả những tuần lễ quy mô nhỏ ít được biết đến tại Croatia, Pakistan và Iran. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thời trang quốc tế chỉ công nhận 4 Fashion Week uy tín nhất gọi là “Big Four”. Bốn “ông lớn” này bao gồm tuần lễ thời trang New York, London, Milan và Paris.

“Big Four” Fashion Week luôn diễn ra theo trình tự nhất định: New York rồi tới London, Milan và cuối cùng là Paris.
“Big Four” Fashion Week luôn diễn ra theo trình tự nhất định: New York rồi tới London, Milan và cuối cùng là Paris.

2. Các bộ sưu tập thường được giới thiệu rất sớm

Luôn có 2 mùa thời trang chính trong năm. Tháng 2 là thời điểm trình diễn các bộ sưu tập thu/đông. Tháng 9 là thời điểm của những bộ sưu tập xuân/hè. 

Tuy nhiên, ít người biết rằng hầu hết bộ sưu tập đã được giới thiệu cho người mua và biên tập viên trước khi chính thức xuất hiện trong các tuần lễ thời trang. Mục đích chính là để khách hàng tiện chọn lựa. Ngoài ra cũng giúp các tạp chí có thêm thời gian chuẩn bị bài bình luận, giới thiệu lẫn dàn trang cần thiết.

3. Thời gian trình diễn ngắn ngủi

Mỗi lần trình diễn bộ sưu tập thường chỉ diễn ra trong vòng từ 15 – 20 phút. Nhưng để chuẩn bị, người mẫu phải mất đến 2 – 3 giờ trước đó. Ngoài ra, có gần 35 nghệ sĩ trang điểm và nhà tạo mẫu túc trực phía sau hậu trường để giúp người mẫu luôn quyến rũ nhất có thể. 4. Hiếm có khách mời được mang kính râm
Ngoài 2 nhân vật quyền lực nhất nhì làng thời trang là Anna Wintour và Karl Lagerfeld, bạn sẽ khó bắt gặp ai khác có quyền mang kính râm trên các hàng ghế đầu của các Fashion Week. Bởi đơn giản chỉ có một ít nhân vật quan trọng được “đặc cách” trong trường hợp này.

Không phải ai cũng có “đặc quyền” diện kính râm khi ngồi hàng ghế đầu tại các Fashion Week như Anna Wintour.
Không phải ai cũng có “đặc quyền” diện kính râm khi ngồi hàng ghế đầu tại các Fashion Week như Anna Wintour.

5. Không thể mua vé tham dự tuần lễ thời trang

Fashion week không dành cho người “ngoại đạo”. Vì vậy nếu không làm việc trong ngành thời trang, bạn khó có cơ hội tham dự các buổi trình diễn. Hầu hết vé mời chỉ dành cho các biên tập viên, blogger, nhà thiết kế, chuyên gia trang điểm, stylist và khách hàng lớn.

6. Có hàng trăm sự kiện trong 1 tuần lễ thời trang

Ngoài các buổi trình diễn, tuần lễ thời trang còn quy tụ hàng chục đến cả trăm sự kiện bên lề như event từ thiện, dạ tiệc hoặc các buổi trưng bày phụ kiện. Đặc biệt, có đến 250 sự kiện lớn nhỏ được tổ chức rải rác khắp New York mỗi khi tuần lễ thời trang quốc tế diễn ra tại thành phố này. Bên cạnh đó, chỉ có các nhà thiết kế tên tuổi mới được trình diễn bộ sưu tập trong tuần lễ thời trang chính thống. Hầu hết các hãng nhỏ hơn sẽ giới thiệu thiết kế của mình trước hoặc sau Fashion Week. Điều này lý giải vì sao Fashion Week thường được ví như giải Oscar của ngành công nghiệp thời trang. 7. Không có thiết kế haute couture tại New York Fashion Week
Các tên tuổi lớn trong ngành thời trang cao cấp như Chanel, Valentino, Louis Vuitton, Gucci… hầu như không xuất hiện ở Tuần lễ thời trang New York. Họ chỉ trình bày bộ sưu tập haute coutoure mới nhất của mình tại các Fashion Week tổ chức ở Milan, London và Paris. Trong khi đó, New York Fashion Week lại là nơi dành cho các nhãn hàng ready- to-wear có giá phải chăng hơn, như Tibi, BCBG, Jason Wu, Marc Jacobs, Rebecca Minkoff…

Cũng như các thiết kế haute couture, các Tuần lễ thời trang Milan, London và Paris quy tụ nhiều người mẫu cao cấp hơn so với New York Fashion Week.
Cũng như các thiết kế haute couture, các Tuần lễ thời trang Milan, London và Paris quy tụ nhiều người mẫu cao cấp hơn so với New York Fashion Week.

8. Chi phí cho khách mời không hề rẻ

Hình ảnh những khách mời danh giá, nổi tiếng như Anna Wintour, Rihanna,  Kim Kardashian, Olivia Palermo, Anna Dello Russo… xuất hiện trên hàng ghế đầu tại các tuần lễ thời trang đã rất quen thuộc trong mắt tín đồ quốc tế. Nhưng chi phí đắt đỏ mà các nhà thiết kế phải bỏ ra để mời họ tham dự thì không phải ai cũng biết.  Theo Who What Wear, mức phí cho một khách mời ở hàng ghế đầu chênh lệch rất lớn. Thông thường từ 0 đồng cho đến trên 100.000 USD, tùy độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng, chức vụ và công việc của từng người. Các ngôi sao hạng A của Hollywood có thể được trả từ 80.000 đến 100.000 USD, blogger đình đám nhận được khoảng 10.000 USD… cho mỗi lần xem trình diễn bộ sưu tập mới.

Trong khi đó, biên tập viên thời trang của những tạp chí danh tiếng như Vogue, Elle…, thậm chí có vai vế quan trọng như Anna Wintour lại không lấy phí tham dự vì đó là công việc chính của họ.

Rihanna không chỉ nổi tiếng như một fashion icon đình đám thế giới, mà còn là khách mời đắt show tại các tuần lễ thời trang quốc tế.
Rihanna không chỉ nổi tiếng như một fashion icon đình đám thế giới, mà còn là khách mời đắt show tại các tuần lễ thời trang quốc tế.

9. Chênh lệch gây sốc về mức thu nhập của người mẫu

Cosmopolitan cho biết, mức thù lao phải trả cho một người mẫu dao động cực lớn, có thể từ 0 đồng cho đến hơn 20.000 USD. Thậm chí, những siêu mẫu hàng đầu như Karlie Kloss, Gisele Bundchen… kiếm được hàng ngàn đô chỉ trong vài phút catwalk cho nhiều nhãn hàng lớn như Dior hay Chanel. Mức thù lao còn “khủng” hơn nữa nếu trình diễn cho các thương hiệu mà họ đang là người mẫu độc quyền. Tuy nhiên, đó là trường hợp của siêu mẫu và người mẫu hạng A.

Ngược lại, có không ít chân dài chưa nổi tiếng chấp nhận trình diễn không công hoặc nhận quần áo mẫu thay tiền mặt từ nhà thiết kế. Đây là tình huống thường xảy ra với các chương trình nhỏ hơn, đặc biệt tại New York Fashion Week và các tuần lễ thời trang thứ cấp như Los Angeles, Miami…  Vì vậy, trung bình một người mẫu bình thường chỉ kiếm được khoảng trên dưới 1.000 USD trong một tuần lễ thời trang. Thu nhập ít ỏi này không đủ để họ trang trải cho chi phí ăn uống, đi lại khắp thành phố trong suốt thời gian diễn ra Fashion Week. Trắng tay và ngập trong nợ nần là điều dễ xảy ra với không ít mẫu trẻ sau mỗi tuần thời trang. Tình trạng này còn thê thảm hơn với mẫu nam vì họ khó kiếm hợp đồng và cơ hội catwalk so với người mẫu nữ. 

Với những người mẫu ít tiếng tăm, được sải bước trên sàn diễn lộng lẫy của các tuần lễ thời trang danh giá đã là một mơ ước “đổi đời” khó với tới, dù chỉ được nhận mức thù lao “bèo bọt”.
Với những người mẫu ít tiếng tăm, được sải bước trên sàn diễn lộng lẫy của các tuần lễ thời trang danh giá đã là một mơ ước “đổi đời” khó với tới, dù chỉ được nhận mức thù lao “bèo bọt”.

10. Các bộ sưu tập không chỉ trình diễn trên sàn catwalk

Trái với suy nghĩ của nhiều người, các bộ sưu tập không nhất thiết được giới thiệu trên đường băng. Tương tự, không phải nhà thiết kế nào cũng thích xuất hiện cùng người mẫu sau mỗi đợt trình diễn bộ sưu tập.  Theo biên tập viên Desiree Rabuse của trang tin StyleFox, trong nhiều chương trình, các người mẫu chỉ đứng xung quanh bệ, trò chuyện và chụp ảnh mà không có màn sải bước trên sàn catwalk như thường lệ.

Theo Zing

people like INLOOK.VN fanpage