Bạn đang ở đây

Medhi đi học trường Pháp

Mọi chuyện bị xáo trộn hoàn toàn khi cậu bé Medhi lên mười tuổi. Choáng người trước trí thông minh và sự ham đọc sách vô độ của cậu trò nhỏ của mình, thầy giáo của cậu, thầy Bernard, đã vật lộn hết sức để để xin cho cậu một xuất học bổng trong một trường danh giá, trường Lyautey tại thành phố Casablanca nổi tiếng, nơi chỉ chuyên đào tạo con cái những gia đình có thế lực của chính quyền Ma rốc và các quan chức cao cấp của Pháp.

 

Cho đến tận lúc bước chân vào trường đó, Medhi chỉ là một đứa trẻ vui nhộn, sống thỏa thích dưới vùng đồi núi khô cằn. Nghèo khó nhưng tự do, hạnh phúc, dưới sự nâng niu chiều chuộng của một người mẹ thấm nhuần nền văn hoá truyền thống cổ xưa của dân tộc và một người cha mơ ước một tương lai sáng lạn hơn cho quê hương mình.
 
Dân chủ và khiêm nhường, Medhi chẳng mong ước gì khác ngoài việc được say sưa, chìm mình với những cuốn sách tuyệt vời mà người thầy của cậu luôn tiếp cho. Vào cái ngày mà một "ông chú" của cậu đến thả cậu trước ngôi trường danh giá này, với một đôi gà tây bụ bẫm mà trong tiềm thức, ông cho rằng đó là tập tục để biếu người quản lý trường học, thì cuộc sống của cậu bé Medhi đã trượt lên một tầm rộng khác. Ngày tháng trôi đi, những con người trong môi trường mới đã khiến sự tồn tại của cậu xáo trộn, những tình huống bất ngờ đến ngạc nhiên cứ nối tiếp nhau xảy đến trước cặp mắt ngỡ ngàng của cậu bé, buộc Medhi phải chấp nhận một sự thật hiển nhiên: cậu đúng ra là chẳng hiểu gì cả ! Cậu chỉ hơi hiểu một ít tiếng Ả rập qua những gì cha mẹ cậu nói, còn tiếng Pháp cậu nói thì cứ giống hệt như trong những cuốn sách của nữ Bá tước de Ségur hay của Victor Hugo, và do vậy cậu chẳng hiểu gì tiếng lóng hết, lẫn những ẩn ý, và những câu pha trò thì lại càng không ! Cuộc sống đang diễn ra trong chính gia đình cậu, lẫn những câu chữ đã học được trong những tác phẩm thì cũng chẳng giúp cậu được điều gì. Ấy vậy, cậu không nản, trong những lần được nghe những câu tiếng lóng, những lời đùa cợt, cậu không ngừng ghi lại và đặt câu hỏi : câu ấy nghĩa là gì nhỉ, rồi vật lộn tìm kiếm trong kho tàng ngôn ngữ được giấu kín trong bộ óc mình, và chính những điều đó đã đẩy ý chí cậu vươn tới và đưa đầu óc khám phá của cậu đi xa hơn nữa.
 
 
Vài tuần sau, vào lúc mà cậu đã làm quen được với môi trường ấy thì lại có một thử thách không nhỏ đối với một cậu bé mười tuổi ấy, sự kiện xảy đến khiến cậu bé tái người : Cậu là học trò nội trú duy nhất không được về nhà nghỉ vào dịp cuối tuần và vị hiệu trường, nhất định từ chối cử ba nhân viên của mình đi tháp tùng một « học trò bé như cái kẹo » về với bố mẹ trong nhịp Lễ Các Thánh, nên đã hỏi ai là người bạn thân nhất của cậu trong lớp. Medhi đã trả lời một cách ngẫu hứng tự nhiên tên một người bạn mà cậu chỉ quen sơ sơ. Cha của người bạn ấy, xúc động và cám cảnh trước tình cảnh của Medhi, đã chấp nhận đưa cậu về nhà mình trong kỳ nghỉ cuối tuần. Có thể ông hy vọng thay đổi ý tưởng và không khí cho vợ, bà không sao hoàn lại tinh thần sau cái chết đột ngột của một trong hai đứa con trai của họ.
 
Với một tính hài ước không giới hạn, tác giả kể lại một « cơn sốc văn hóa » theo nhiều cung bậc khác nhau, từ nhẹ nhàng thú vị đến dữ dội. Cậu bé Ma rốc khiêm nhường khi khám phá ra một mốt sống của những người Pháp : Những con người kỳ cục này sống trong một sự sa hoa không tưởng, họ ăn những thứ ghê tởm như thịt dán còn tươi màu máu đỏ, họ nói về những chủ đề cấm kỵ mà không chút kín đáo hay giữ gìn ý tứ gì cả, nhưng lại dành cho nó một tình cảm trìu mến và sự quan tâm mà nó không sao hiểu nổi.
 
Trong cuốn tiểu thuyết thứ sáu này của mình, tác giả Fouad Laroui như vẫn ngầm nhắc lại đôi chút cảnh tượng mà ông không muốn dùng đến từ quá to tát : « phân biệt chủng tộc » của thời kỳ còn ghi lại dấu ấn của chế độ thực dân đô hộ. Cậu bé Medhi đã thoát ra được thói nhục mạ thường nhật để vươn lên : « Người ta gọi nó là Fatima (tên vốn chỉ được dành cho con gái), người ta cho nó uống rượu, ăn thịt lợn (những điều bị cấm kỵ đối với người Hồi giáo), và nhất là người ta ngạc nhiên và nghi ngờ, rồi chất vấn con cái tại sao một thằng lỏi Ma rốc lại đứng đầu lớp về tất cả các môn học, nhất là môn tiếng Pháp, vốn không phải là tiếng mẹ đẻ của nó. Rồi sự cảm động vỡ òa khi mà cuối năm, cậu bé Medhi thẹn thùng ngày nào đã được xướng tên lên nhận phần thưởng của trường.
 
Người ta hay chê thói học vẹt, ấy vậy mà chính những cuốn sách đã giúp Medhi thành công trong việc thích nghi với môi trường thực tế. Một khúc thi ca thực sự cho ngành giáo dục và ngôi trường dành cho những trẻ em ham học. Một năm trong trường Pháp chỉ rõ rằng sự hòa nhập cộng đồng thường diễn ra từ từ, đôi lúc kỳ thú, lúc lại đớn đau, và ngôn ngữ và tình yêu sách vở, sự đam mê con chữ trong bất kỳ trường hợp nào vẫn luôn đóng vai trò chủ yếu.
 
Một cuốn tiểu thuyết nhiều giai thoại, dễ đọc, dễ hiểu, nhiều cảnh hài ước vui nhộn đã thu hút được rất đông bạn đọc Pháp và tác phẩm
đã nằm trong bản danh sách những Tác phẩm vào vòng bán kết của giải Goncourt năm 2010. Cuốn sách phù hợp với mọi lứa tuổi.

Sách hiện có bán tại Cửa hàng sách Văn hóa Văn nghệ (88-90 Ký Con, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM, 0903033237), và quầy M3 – đường sách TP.HCM (đường Nguyễn Văn Bình, Q.1, 028.38224955).

people like INLOOK.VN fanpage