Bạn đang ở đây

Ngòi bút tỏa sáng tinh thần văn hóa dân tộc

"Người nhà trời" được nhà văn Vũ Hạnh sáng tác trong vòng ba năm trở lại đây. Trở về quá khứ 50 năm trước, ông được nghe kể lại có những tay anh chị và "thứ luật rừng" gây khiếp hãi cho thế lực xấu xa gây áp bức và bất công trong lòng dân khi luật pháp không can dự đến được.

 

Nhắc đến Vũ Hạnh, chắc hẳn bạn đọc sẽ nhớ đến tác phẩm vang bóng một thời như Bút máu. Thêm vào đó là các công trình, tác phẩm tiểu luận, phê bình văn hóa, văn nghệ tiêu biểu kể đến như Đọc lại truyện Kiều, Người Việt cao quý, Tìm hiểu văn nghệ... qua ngòi bút sắc nét và tấm lòng yêu nước của một nhà văn đích thực. Chính xuất phát từ tư tưởng văn hóa dân tộc mà ngòi bút Vũ Hạnh mới càng tỏa sáng tinh thần văn hóa dân tộc. Vũ Hạnh là cán bộ cách mạng hoạt động đơn tuyến trong lòng địch, nhiệm vụ mà cách mạng giao cho ông cũng chính trên mặt trận văn hóa.

"Một nhà văn - chiến sĩ Vũ Hạnh mà cuộc đời và văn nghiệp của ông chính là một biểu tượng đẹp của tinh thần văn hóa dân tộc. Tinh thần văn hóa ấy mang bản sắc Việt rất đậm nét, được hun đúc lên từ nhiều ngàn đời, nó thấm đẫm màu sắc nhân văn nhưng cũng đầy tự tôn, tự cường và cầu thị. Một tinh thần văn hóa chứa đựng sức mạnh phi thường, vượt qua mọi áp đặt đồng hóa của ngoại bang, chiến thắng cả rào gai, lưỡi lê, hơi cay và súng đạn của kẻ thù". - bà Lê Tú Lệ (Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM) chia sẻ

Nhà văn Vũ Hạnh (sinh năm 1926) được sinh ra tại Quảng Nam trong một gia đình nho học. Sau khi tốt nghiệp Tú tài (19 tuổi), chàng thanh niên tham gia Cách mạng… Sau đó, ông trải qua năm lần bị địch bắt (trải dài từ năm 1954 - 1975) và chịu sự tra tấn trong quá trình hoạt động cách mạng, ông vẫn bền bỉ đấu tranh bằng ngòi bút trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Nhìn về cuộc đời, nhìn thấy dân tộc Việt trải qua nhiều cuộc trường kỳ kháng chiến gìn giữ độc lập dân tộc.

Thật vậy, tinh thần cầu thị vẫn luôn trú ngụ trong trái tim của người chiến sĩ năm xưa. Đến nay, bước vào độ tuổi 95, ông vẫn duy trì thói quen sáng tác và cống hiến cho văn học nghệ thuật. Chương trình giao lưu cùng nhà văn Vũ Hạnh - “Ngòi bút tỏa sáng tinh thần văn hóa dân tộc” vào sáng Thứ Bảy ngày 26/09/2020 tại Đường Sách TP.HCM do NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM tổ chức sẽ giới thiệu tác phẩm mới nhất "Người nhà Trời", bên cạnh hai tác phẩm nổi bật được tái bản là "Đọc lại truyện Kiều""Bút máu".

Sau hơn 60 năm ra đời, Bút máu vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị đạo đức, giá trị thời sự. Nhà văn Triệu Xuân nhận định về “Bút máu là tập truyện ngắn đặc sắc trong cuộc đời năm chục năm cầm bút của Vũ Hạnh. Bút máu như là tuyên ngôn của tác giả về văn chương nghệ thuật. Mười hai truyện ngắn trong tập sách này toát lên ý chí, nghị lực, lòng nhân ái của một nhà văn dấn thân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đọc Bút máu, dù là viết về chuyện xưa hay là trực tiếp nói chuyện đương thời, tôi cảm nhận văn chương Vũ Hạnh luôn tươi rói niềm tin vào cuộc sống, vào tình người; Vũ Hạnh không bao giờ lẫn lộn, thỏa hiệp giữa chính và tà, nhân nghĩa và phi nhân…”.

Đọc lại Truyn Kiu, bạn đọc sẽ “mê” những nhận định khách quan của nhà văn Vũ Hạnh. Ông không bênh vực ai mà chỉ là người “ngẫm” truyện Kiều, ngẫm lại thế thái nhân tình qua cuộc đời lưu lạc đoạn trường suốt mười lăm năm của Kiều… Nguyễn Du đã thả vào Truyện Kiều quá nhiều tâm sự bi phẫn về cuộc đời để trả lời sao kiếp người bạc mệnh thế  kia “phúc họa đạo tri/ci ngun cũng bi lòng ngưi mà ra”. Đạm Tiên dẫu có ca ngợi hay đề cao nàng Kiều lên mức cứu nhân độ thế, ái quốc ái quần thì quả là một chuyện cười quá đáng… “Bán mình là hiếu, cứu ngưi là nhân/Mt nim vì nưc vì dân…”. Kiều không xứng đáng một cái vinh dự như thế, mà nàng cũng chưa hề muốn được làm như thế bao giờ. Trong đời, nàng chỉ mong mỏi được sống yên ổn như đa số người phụ nữ ngày xưa, được thương cha mẹ, được yêu chồng con, và chỉ có thế mà thôi. Câu chuyện thời sự của Truyện Kiều chưa dừng lại ở đó, nhà văn Vũ Hạnh khéo léo dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện “đánh ghen” của người xưa chưa bao giờ cũ. Gần như xuyên suốt câu chuyện Nguyễn Du đều bênh vực lẫn thương xót  “phận má hồng” Thúy Kiều trước những lúc nàng lâm nguy. Nhưng trước Hoạn Thư, Nguyễn Du buộc phải xét lại thái độ của mình. Nếu Thúc Sinh không qua mặt Hoạn Thư để gặp gỡ lén lút Thúy Kiều, thì người vợ Hoạn Thư làm sao không ghen cho được. Sau này, dù Kiều có quay trở lại với sức mạnh lớn hơn. Kiều chưa bao giờ là đối thủ của “kẻ lớn” Hoạn Thư, Kiều dầu có ngồi ở ngôi vị nào, cũng thành thấp kém khi trót vương làm "người thứ ba”.

"Người nhà trời" được nhà văn Vũ Hạnh sáng tác trong vòng ba năm trở lại đây. Trở về quá khứ 50 năm trước, ông được nghe kể lại có những tay anh chị và "thứ luật rừng" gây khiếp hãi cho thế lực xấu xa gây áp bức và bất công trong lòng dân khi luật pháp không can dự đến được.

Cách đây hơn năm mươi năm, nhà văn Vũ Hạnh được nhà văn Mặc Khải, người con của đất Vĩnh Long, kể lại cuộc đời nhiều tay anh chị đã ghi dấu ấn khá đậm ở trong xã hội miền Nam, dưới thời thuộc Pháp. Những con người  ấy, vốn là sản phẩm của một hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh một vùng đất mới đã được tổ tiên khai thác trên vài trăm năm, nhiều nơi còn mang đậm nét hoang vu với những đầm lầy, kênh rạch, nhưng sớm tiếp nhận bằng xương máu mình một thứ chế độ trực trị của thực dân Pháp mang lại từ phương trời Tây xa vời. Những con người ấy phải rời nơi đã chôn nhau cắt rốn, rời xa mồ mả tổ tiên, ra đi trong sự phiêu lưu với niềm khát vọng về một sự đổi đời đã phải va chạm đủ loại bất trắc không sao lường được, họ đã gánh chung số phận dân tộc để sớm đón nhận hiểm họa từ các cường quốc xâm lăng. Những con người ấy vẫn là con người Việt Nam, với tính bất khuất, với lòng vị nghĩa và tùy hoàn cảnh cũng như điều kiện bản thân, các đặc điểm ấy lại được biểu lộ một cách thích hợp.

Nhà văn Vũ Hạnh đã lý giải chọn hình tượng “những tay anh chị” mang danh người nhà trời trong tác phẩm mới nhất: Hiện tượng những tay “anh chị” không phải thuộc riêng của đất nước nào. Bất kỳ ở đâu có sự áp bức, bất công và suy đồi về luật pháp thì sẽ nảy sinh những người tự nhận “thế thiên hành đạo”, những người tự động tạo ra một thứ luật rừng để mà xử lý theo sự công minh từ sự nhận thức của mình. Thời Pháp thuộc, xã hội miền Nam sản sinh nhiều tay anh chị là vì lẽ đó, và trong số này có cả những người trí thức đã từng xuất dương du học. Những anh, chị này, thời ấy, có đặc điểm riêng mang nặng sắc màu Việt Nam, và đó là điều chúng ta vẫn muốn tìm hiểu. Trong số nhân vật ở tầng lớp này khi nhà văn Vũ Hạnh được nghe ông Mặc Khải kể, Tư Bạch là người luôn ám ảnh ông. Anh nông dân này lớn lên ở vùng sông nước Cần Thơ, đã có một thời ngang dọc gây sự khiếp hãi cho những kẻ xấu, và dầu sức học hạn chế vẫn có cái nhìn đậm màu triết học về cuộc đời này.

Dự định sắp tới của nhà văn Vũ Hạnh: “Tôi đang viết hi ký Cũng mt kiếp ngưi, tôi chiêm nghim và xâu chui lại nhng giai đoạn đáng nh đ viết v nhng thăng trm đã trải qua trong cuc đi. Trong nhng năm tháng chiến tranh, nhiu ngưi nm xung ở bin khơi, nơi rng sâu không tìm ra xác hay nhng nm m không xác định danh tính. Nhng con ngưi đó có tui trẻ, có tình yêu cũng có tài năng, hoài bão…họ mt lòng chiến đu và hy sinh không tr v na. Mình còn sng là hạnh phúc lm ri nên tôi không thc mc gì na, tôi sng tiếp và tiếp tục cng hiến cho cuc đi”.

people like INLOOK.VN fanpage