Bạn đang ở đây

Một số kiểu tự ti người Việt cần rũ bỏ trước 'Tây'

Tại sao nhiều người Việt có tính tự ti? Bởi vì họ thiếu tự tin. Tại sao thiếu tự tin? Tại vì họ không biết (giá trị) mình là ai?

 
Làm việc trong môi trường nước ngoài hơn 12 năm, tôi có một số nhìn nhận về phong cách người Việt như sau:

1. Khi nước ngoài qua đây làm việc, lúc đầu họ đều có thái độ lịch thiệp và tôn trọng, tuy nhiên nhóm người Việt thường tỏ ra quá nể nang và nhún nhường trước 'Tây", khiến "Tây" trở thành như ông chủ.

2. Trong công ty, đa số người Việt không dám tranh luận với sếp nước ngoài, một phần vì tiếng Anh họ dùng không chuyên nghiệp, phần tính vì cả nể theo cách giáo dục “ghi, chép” truyền thống trong môi trường giáo dục Việt Nam.

3. Bảo vệ công ty thấy người Việt thì hỏi han giấy tờ, thấy người nước ngoài thì vội vàng mở cửa.

4. Người Việt nói “yes” khi vẫn chưa hiểu vì sợ người khác biết mình không hiểu.

5. Khi có tranh cãi với sếp, người Việt thường không ra mặt đường đường chính chính mà tìm cách khôn lỏi để “chơi” lại sếp. Cái này cũng giống như ly hôn mà không muốn ly hôn nhưng vẫn ngoại tình.

6. Người Việt thường trở nên xù lông khi người khác góp ý, phê phán. Người nước ngoài thường có tính thừa nhận trên cơ sở biện chứng, khi họ phê phán ai, họ thường nêu cái tốt của người đó trước, cái chưa tốt của họ rồi mới phê phán người kia.

Tôi thấy giám đốc người nước ngoài có thể vác một cái ghế từ phòng này sang phòng khác, có thể khiêng bình nước khi thấy hết nước còn giám đốc Việt Nam phải gọi người khác khiêng. Hành lý của phụ nữ giám đốc nước ngoài xách thay, giám đốc Việt Nam thì có người xách thay...

“Đôi mắt người Việt là những tấm màn che rủ, đôi mắt nước ngoài là những cánh cửa mở rộng”. Tại sao nhiều người Việt có tính tự ti? Bởi vì họ thiếu tự tin. Tại sao thiếu tự tin? Tại vì họ không biết (giá trị) mình là ai?

Theo VNEXPRESS

 

people like INLOOK.VN fanpage