Bạn đang ở đây

Những dấu hiệu để phân biệt "trẻ trâu" và trưởng thành

Có lẽ “trẻ trâu” đang là một khái niệm khá quen thuộc đối với hầu hết các bạn trẻ hiện nay, bởi mức độ “phủ sóng” của chúng trong thế giới mạng và cả cuộc sống bên ngoài. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu "vui" để phân biệt xem bạn đã từng đôi lần làm “trẻ trâu” hay đã trưởng thành thực sự rồi nhé.
1. Khi bắt gặp một Vlog có tựa đề hơi sốc kiểu “Bạn nghĩ là bạn giỏi tiếng Anh?” của Duhocsinhmy?
 
 Du học sinh Mỹ
Du học sinh Mỹ là một trong những người đi tiên phong cho phong trào làm V-log
 
Trẻ trâu: Xem được vài giây rồi ra sức chửi bới, comment các kiểu:“Dạy đời v**”, “Bạn nghĩ là bạn giỏi hơn ai?”, “Thằng đó cứ thích thể hiện...” v.v... với thái độ khá "xám xịt" và bức bối vì có cảm giác bị “dạy đời”. Trên thực tế, họ luôn click vào những bài báo, những clip mà không hề suy nghĩ mà chỉ đơn giản vì cái tít hay, ảnh đẹp, v.v... 
 
Và một khi đã thưởng thức xong, họ sẽ luôn luôn cho rằng điều shock là điều không tốt, và những thứ mà họ chưa nghe thấy bao giờ, hoặc thấy trái ngược với nguyên tắc sống đều là “trẻ trâu”, là sai lệch với các chuẩn mực xã hội trong khi họ lại đang  tự “soi” chuẩn mực ấy vào vào chính mình.
 
Trưởng thành: Nghe ngẫm kĩ càng, chịu khó nghe đến hết clip dù chưa biết clip có “thiếu muối” hay không. Sau khi nghe xong, họ mới tìm các chi tiết hoặc “chứng cứ” để chứng minh rằng Vlog ấy ổn hay không ổn, không thể nói đúng hoặc sai. Vì trên cơ bản, đã là quan điểm cá nhân thì đã hình thành phong cách sống, không thể đúng hay sai một cách hoàn toàn được.
 
2. Khi cảm thấy buồn:
 
Trẻ trâu: Facebook, Twitter, Yahoo,... sẽ là những phương tiện hữu hiệu nhất để có thể “giải quyết” nỗi buồn bực trong lòng họ. Họ “update” hình ảnh, trạng thái liên tục với đầy đủ các thể loại cảm giác: từ “sến xẩm”, tiêu cực cho đến việc mắng nhiếc, chửi xéo một ai đó cho “bõ” chẳng hạn. Kết quả là, sau những gì họ đã làm trên mạng là cả một hệ lụy những cái nhìn không thiện cảm từ bên ngoài.
 
 
Trưởng thành: Tìm bạn bè, anh chị, ba mẹ hoặc chỉ đơn giản là ngồi café, đi ăn, đi xem phim một mình để bình tâm và tìm cảm hứng lại cho mình, đó mới chính là giá trị thực sự. Bởi các phương tiện truyền thông xã hội đối với họ cũng chỉ là một công cụ giải trí thư giãn, không phải là nơi có thể “xả” hết những điều mình suy nghĩ và mong muốn kể cả với những người xa lạ. 
 
3. Khi muốn đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập:
 
Trẻ trâu: Tìm mọi cách để đi làm thêm không suy nghĩ, chỉ với lí do đơn giản là “bằng bạn bằng bè”, có nhiều thu nhập để mua sắm, ăn uống, v.v... mà không suy tính thời gian, lí do làm công việc. Hậu quả là bị kẹt cứng trong list công việc dài đằng đẵng và sau đó lại tiếp tục check Facebook than thở đủ kiểu, kết quả kéo theo là công việc vẫn chưa hoàn thành kịp.
 
 
Trưởng thành: Suy nghĩ về công việc mình sẽ, đang làm sẽ giúp ích gì cho tương lai. Đồng thời, họ sẽ tranh thủ ghi chép, sắp xếp lại lịch học một cách rõ ràng chứ không “tiện thể tùy hứng”. Kết quả là, cuối tuần, họ vẫn có thời gian đi chơi, vẫn có thời gian check in Facebook cách thoải mái và vui vẻ nhất dù khối lượng công việc mà họ làm không phải là ít.
 
4. Xin phép bố mẹ để đi chơi xa cùng bạn bè:
 
Trẻ trâu: Thái độ xin phép khi đứng trước ba mẹ chỉ cho... có lệ. Nếu ba mẹ không cho thì làm mọi cách để có thể được đi, kể cả những cách đã rất “cũ” như: Tuyệt thực, giận dỗi, “chiến tranh lạnh”,... Kết quả là, khả năng được đi chơi rất thấp cũng như mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lại còn bị rạn nứt.
 
Trưởng thành: Họ sẽ vẫn giữ thái độ hồ hởi, bình thường, bình tĩnh để đưa ra các lí do thuyết phục bố mẹ, trao đổi một cách thẳng thắn để đề phòng trường hợp bị vặn những câu dễ lâm vào “thế bí”. Và nếu cho dù họ không được đi chơi xa lần này, họ vẫn tin rằng có một nguyên do nào đó và đợi chờ cho cơ hội đi chơi lần sau. Vì với họ, những vấn đề này không phải “làm quá” hay lố lăng gì cho mệt óc. Vì đi chơi chủ yếu là để tinh thần thư giãn mà, phải không?
 
 
Theo Freely 
people like INLOOK.VN fanpage