Bạn đang ở đây

Phát hiện hài cốt trẻ em Ai Cập đầu tiên bị lạm dụng

Một hài cốt trẻ em thời Ai Cập cổ đại mới được phát hiện có tình trạng bị ngược đãi về thể chất...

 

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một bộ hài cốt trẻ em khoảng 3 tuổi tại nghĩa trang Kitô giáo ở ốc đảo Dakhleh, Ai Cập có tình trạng bị ngược đãi về thể chất. 
 
Theo các nhà nghiên cứu, bộ hài cốt này khoảng 2.000 năm tuổi, đây được coi là trường hợp đầu tiên trẻ em bị lạm dụng được ghi nhận và được tìm thấy ở Ai Cập. 
 
Phát hiện hài cốt trẻ em Ai Cập đầu tiên bị lạm dụng 1
Có khá nhiều xương bị gãy khắp cơ thể xác ướp đứa trẻ này điển hình như xương cánh tay, xương sườn, xương chậu...
 
Tiến hành nghiên cứu kỹ hơn như X-quang, phân tích đồng vị carbon... trên hài cốt mang số hiệu 519 này, các nhà khảo cổ học nhận thấy có khá nhiều xương bị gãy khắp cơ thể, điển hình ở xương cánh tay, xương sườn, xương chậu... Qua phân tích, họ cho rằng, rất có thể đứa trẻ này đã bị lạm dụng dẫn đến tình trạng chấn thương cơ thể nhiều đến vậy. 
 
Sandra Wheeler, nhà khảo cổ học thuộc ĐH Florida cho biết: "Một điều đáng chú ý là các vết gãy xương ở cánh tay đều ở cùng một vị trí". 
 
Phát hiện hài cốt trẻ em Ai Cập đầu tiên bị lạm dụng 2
Phần xương cơ thể phía trên của hài cốt trẻ em 2.000 năm tuổi được tìm thấy.
 
Sau khi so sánh các chấn thương với tài liệu lâm sàng, các nhà nghiên cứu suy luận rằng, một người nào đó đã nắm lấy cánh tay của đứa trẻ và bóp, đánh vào tay chúng một cách dữ dội. Các chỗ gãy xương ở vị trí khác như xương sườn và xương sống có thể là kết quả của những cú đánh trực tiếp. Rất có thể, chính cú đánh làm gãy xương đòn đã cướp đi sinh mạng của đứa bé.
 
Theo các nhà khoa học, trong hồ sơ khảo cổ học chưa từng ghi nhận trường hợp trẻ em bị lạm dụng. "Đó có thể là do các nhà khảo cổ học chưa thực quan tâm và tin rằng, trẻ em không thể nói cho họ biết nhiều về quá khứ", Wheeler chia sẻ.
 
Tuy nhiên, nhà khảo cổ Wheeler tin rằng, với hài cốt mang số hiệu 519 cùng với những dấu hiệu chấn thương lặp đi lặp lại cho giới khảo cổ học một cái nhìn mới về cách nuôi dạy, chăm sóc con cái của người Ai Cập cổ đại. 
 
Nghiên cứu này sẽ được công bố trên tạp chí quốc tế về cổ sinh vật bệnh học.

Theo Màn Ảnh Sân Khấu

people like INLOOK.VN fanpage