Bạn đang ở đây

Thầy đuổi trăm HS sai đồng phục, cô cắt dép trò nghèo

Sau vụ việc thầy giáo cắt dép học trò nghèo vì chạy đua thành tích đồng phục, lại xảy ra sự việc đuổi cả trăm học sinh ra khỏi trường vì mặc sai đồng phục. Sự vô cảm đang bắt đầu được dung dưỡng trong môi trường dạy làm người?
Không chấp nhận quần đen mà phải là xanh đen
 
Hàng loạt học sinh trường THPH Trị An (thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cứu, tỉnh Đồng Nai) bức xúc khi bị mời ra khỏi lớp học vì không mặc đồng phục theo quy định của nhà trường.
 
Theo phản ánh, trong tiết học đầu buổi sáng 29/8, khoảng hơn 100 học sinh do không mặc đồng phục (áo trắng, quần xanh đen) theo quy định nên bị cô giáo các lớp Trường THPT Trị An đuổi ra đứng kín trước cổng trường.
 
Nhiều học sinh bị không mặc đồng phục buổi chiều bị nhắc nhớ. (Ảnh: Khampha)
Nhiều học sinh bị không mặc đồng phục buổi chiều bị nhắc nhớ. (Ảnh: Khampha)
 
Quy định của trường THPT Trị An, năm học 2013-2014 toàn học sinh trong trường phải mặc đồng phục quần tây xanh đen, áo trắng. Tuy nhiên, nhiều học sinh của trường đi may quần tây đen, áo trắng nên không đúng quy định.
 
Em H. lớp 12 trường THPT Trị An bức xúc: “Lỡ may quần đen, em phải lén vay tiền người quen đi may quần xanh để được vào lớp học"
 
Còn em T. học sinh lớp 11 chia sẻ: "Quần khác màu có quyết định thành tích học tập của học sinh đâu". 
 
Lý giái vấn đề này, thầy Phú – quản sinh trường THPT Trị An khẳng định, đầu tiết học ngày 29/8 nhiều em học sinh được mời ra khỏi lớp vì không mặc đồng phục theo quy định định của nhà trường.
 
“Từ đầu tháng 7, nhà trường đã có thông báo nhưng các em vẫn cố tình không thực hiện may đồng phục theo quy định”, thầy Phú nói.
 
Cắt dép học trò nghèo
 
Dư luận vùng quê xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang những ngày qua như náo động vì những bức xúc khi các em học sinh trường THPT Vị Thủy bị giáo viên tịch thu và cắt dép, trong đó có nhiều học sinh thuộc diện gia đình nghèo hay khó khăn.
 
Ảnh minh họa
Học sinh nghèo đi dép lê bị cắt dép. (Ảnh minh họa)
 
Mắt rưng rưng, chực khóc, em Ngô Thị Quỳnh Như, học sinh lớp 10A9 cho biết bố mẹ mình nghèo phải đi làm thuê vậy mà đôi dép bằng giá 2 ngày công của mẹ em bị thầy giáo cắt mất. Em phải đi bộ gần 2km để về nhà.
 
Còn bố mẹ em Như cho biết, họ không thể chấp nhận hành vi của thầy giáo và để cho con thực hiện đúng nội quy thì ngay sau đó họ phải mua giày ba ta cho con đi học theo như đúng quy định của nhà trường.
 
Thậm chí, có học sinh bị cắt dép còn thuộc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi phải dựng nhà trên mảnh đất mượn tạm của người quen.
 
Theo như một số học sinh, một lớp 10A9 có 40 học sinh thì hơn 50% bị thầy giáo tịch thu và cắt dép. Lý do của việc này là theo quy định mới của nhà trường, tất cả học sinh phải đi giày ba ta trắng và những ai vi phạm sẽ bị tịch thu, cắt dép.
 
Trong khi phụ huynh học sinh đang chờ một lời giải thích hay câu trả lời từ phía nhà trường thì Ban giám hiệu trường khẳng định đã xin lỗi còn thầy giáo "cắt dép" thì cho rằng mình đã nhắc nhở không được nên đành phải tịch thu và cuối năm sẽ trả lại.
 
'Bắt học sinh phải giàu'
 
Nhiều người dân 3 thôn Bình Vọng, Văn Giáp, Văn Hội (Thường Tín, Hà Nội) bức xúc khi Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm 3 người cùng nhà trường quyết định thay đồng phục cho học sinh.
 
Mức giá cho bộ quần áo mùa hè (váy áo với nữ) và áo vest cho mùa đông được nâng lên gần gấp đôi so với năm trước: lớp 1 - 2 giá 629.000 đồng, lớp 3 giá 661.000 đồng và lớp 4 - 5 giá 693.000 đồng (tương đương 1 tạ thóc)
 

Nhiều người đã đến trường gặp hiệu trưởng để hỏi rõ nhưng không gặp.

Đồng phục giá hơn tạ thóc thầy cô muốn trò nghèo phải có.
Đồng phục giá hơn tạ thóc thầy cô muốn trò nghèo phải có.
 
Vụ việc được thông báo cho Phòng GD - ĐT huyện Thường Tín và cuộc họp phụ huynh đột xuất được triệu tập. Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng nhận sai sót vì không công bố mức tiền ban đầu.
 
Ông Nguyễn Hiệp Thống - PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định: "Quan điểm của Sở là không làm những việc bất bình thường".
 
Theo ông Thống, đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ học sinh nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường. 
 
Thể hiện sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên nhưng phải đảm bảo tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương.
 
'Nếu như đồng phục mà cho đăng ký, ai thích may áo, may quần đều được thì không còn gọi là đồng phục nữa.
 
Điều này cũng làm tăng thêm sự phân biệt giàu nghèo, trái với quy định đảm bảo tính bình đẳng và tiết kiệm của Bộ', ông Thống nói.
 

Cấm cô giáo mặc váy rồi cấm trò mặc quần bó

Mấy ngày qua, gần 100 học sinh của Trường THPT Hà Huy Giáp (thị trấn Cờ Đỏ, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) bị buộc ra khỏi lớp học về nhà thay đổi trang phục. Lí do: Vì mặc quần ống hẹp nên các học sinh này bị nhà trường "cấm cửa".
 
Trường THPT Hà Huy Giáp (thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) tiến hành kiểm tra độ rộng trang phục của hơn 1.000 học sinh. Theo đó những thí sinh mặc quần quá bó so với quy định của nhà trường sẽ bị yêu cầu về nhà thay trang phục khác
 
Ngày đầu tiên nhà trường đã phải cấm cửa đối với gần 100 học sinh mặc quần bó không được vào trường. Tuy nhiên số lượng về nhà thay quần và quay lại trường chỉ vào 50%. Trong ngày thứ 2 vẫn còn 20 bạn vi phạm quy định của nhà trường.
 
Các học sinh này tự ý may bó sát ống quần chỉ còn 12, 13 cm. Trước đây nhà trường yêu cầu ống quần phải từ 20cm trở lên nhưng đã vấp phải nhiều phản ứng từ cha mẹ học sinh nên điều chỉnh độ rộng thành 18 đến 20 cm.
 
Theo Thái An/ Báo Giáo dục
people like INLOOK.VN fanpage