Bạn đang ở đây

Cưới sao cho vừa túi tiền?

"Liệu cơm gắp mắm" câu nói này cũng chẳng sai với sự chuẩn bị của bạn cho ngày vui lớn của cuộc đời. Dưới đây là tổng hợp một số kinh nghiệm cho các bước chuẩn bị, nhằm kiểm soát chặt chẽ những gì bạn có được.

1. Được rồi, bạn đã quyết định kết hôn. Đầu tiên và quan trọng nhất bạn phải biết đó là loại ngân sách nào bạn đang có và tận dụng được. Vì thế bạn cần tự giải đáp cho bản thân mình một vài câu hỏi đại loại như: Bạn sẽ tổ chức đám cưới theo kiểu gì? Những nghi thức nào sẽ được thực hiện? Có khoảng bao nhiêu người tham dự? Kiểu đón tiếp như thế nào? Câu trả lời cho những vấn đề này cần phải được quyết định vì điều này sẽ ảnh hưởng to lớn cho việc lên kế hoạch xa hơn. Một khi bạn có khả năng trả lời được những vấn đề này trước đám cưới có nghĩa là bạn đã bước vào khâu chuẩn bị một cách cụ thể nhất.

2. Quyết định trên khía cạnh tài chính một cách tổng quát sẽ là bước kế tiếp trong kế hoạch cưới của bạn. Bạn có thể tham khảo một vài hình thức và chọn ra cho mình loại phù hợp nhất, ghi nhớ loại này trong đầu và viết ra toàn bộ những gì bạn phải chi trả. Điều này giúp bạn lên một danh sách những gì bạn muốn có trong đám cưới và cũng giúp bạn quyết định những gì bạn có thể trả được (trước và sau đám cưới) dựa trên ngân sách của bạn.



Bạn xem ngân sách của mình có thể đặt tiệc tại những nhà hàng sang trọng hay không?


3. Nếu bạn lên kế hoạch với một danh sách không dồi dào cho lắm, bạn nên nhớ một vài khả năng tài chính có thể đưa ra thảo luận cùng gia đình hay bạn bè. Ai là người có thể giúp đỡ được bạn trong đám cưới và giúp đỡ được những gì, bao nhiêu? Đồng thời bạn có thể mở rộng kênh thông tin của mình cho các dịch vụ khác nữa với những mức giá chấp nhận được.

4. Bước kế tiếp nên được chuẩn bị là danh sách khách mời. Bước này nghe đơn giản nhưng thực tế đã chứng minh nó hoàn toàn mất rất nhiều thời gian, cân nhắc nhất là với những đám cưới hướng tới việc sắp xếp nằm trong ngân sách cho phép. Bạn cần ghi nhớ rằng đây không phải là khả năng mời bất kỳ người nào bạn muốn họ tham dự, và cũng không được làm tổn thương tình cảm với gia đình, bạn bè, người thân. Luôn nhớ đến ngân sách của bạn. Hãy bắt đầu với tổng số toàn bộ khách mời ước tính trên ngân sách của bạn, rồi chia con só này làm hai: khách của gia đình trai và của gia đình gái. Tất nhiên danh sách này cần bao gồm đầy đủ người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm nữa. Sẽ có đôi lúc cân nhắc của bạn về một vài ngưòi khách mời nào đó sẽ dựa trên thực tế chứ không phải là cảm tính.



Bàn tiệc trang trọng nhưng hãy tính toán sao cho hợp lý với ngân sách.


5. Sau khi đã có danh sách khách mời, bạn có thể bắt đầu những sắp xếp của mình với những chuyện như đặt thiệp, xem xét nơi tổ chức. Những việc này đòi hỏi sự khéo léo và linh động, đôi khi bạn sẽ nhận thấy mình có lẽ phải hi sinh một số món không thực sự cần thiết lắm cho những gì bạn phải có trong ngày cưới. Luôn kiểm soát ngân sách để bạn không tiêu xài vượt mức nhưng cũng không quá chi ly với những món thực sự quan trọng mà mọi đám cưới đều cần có.

6. Thử đi mua sắm cho những món bạn cần trong ngày cưới như trang trí hoa và bất kỳ những gì bạn có thể mua rẻ hơn hoặc có thể thuê lại. Xem xét các cửa hàng tại địa phương và thậm chí ở chợ trời nữa. Đôi khi bạn sẽ có thể chọn được những món cho đám cưới của mình với giá chỉ một nửa với giá thị trường.

 

Váy cưới không nhất thiết phải may mà có thể đi thuê.


7. Bạn cũng có thể ra tay làm những món trang trí đẹp mắt cho đám cưới của mình như hoa lụa, thiệp mời, hoặc đăng ký thành viên của một vài diễn đàn về cô dâu để có thêm nhiều ý tưởng về cách trang trí, thực hiện cũng như việc tiết kiệm tiền trong việc mua sắm đồ cưới. Cũng đừng ngại kêu gọi người thân hay bạn bè giúp đỡ mình thực hiện công đoạn này.

8. Một khi bạn đã thu xếp mọi việc, thiệp mời đã được đặt, ngày cưới đã định, bạn cần đánh giá lại để chắc chắn rằng mình vẫn xoay xở được trong mức ngân sách mà bạn đã tự định ra cho mình. Nếu không chắc chắn, bạn cần thực hiện một vài thay đổi vào giờ chót, cố gắng khép lại mức giá thức ăn một chút, dựa vào thời điểm đám cưới của bạn. Bạn cũng có thể tiết kiệm trên việc chụp hình, quay phim đám cưới. Nhờ người thân hay bạn bè ghi hình giùm.


Theo TTT

people like INLOOK.VN fanpage