Bạn đang ở đây

"Đánh bại" hơi thở nặng mùi

Trong bữa ăn hàng ngày, có thể bạn khó tránh khỏi những loại thực phẩm là tác nhân gây hôi miệng. Hãy cùng InLook điểm mặt chúng và mẹo khắc phục ngay dưới đây.

Mùi hôi ở miệng thường là do hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (volatile sunfur compounds) gây nên. Có tới vài trăm loại VSC khác nhau nhưng có 2 chất chính gây hôi miệng đó là: Hydrogen sunfide có mùi trứng ung và methyl mercaptan (CH3SH) có mùi gas. Những thực phẩm được liệt kê dưới đây cũng có thành phần trực tiếp hay gián tiếp sản sinh ra lưu huỳnh hay các hợp chất lưu huỳnh để làm miệng có mùi khó chịu.

Hành và tỏi
 

 

Hành và tỏi là những gia vị sau khi ăn sẽ để lại hơi thở nặng mùi. Khi ăn tỏi, tinh dầu có trong tỏi sẽ "ngấm" vào máu thực khách, qua phổi và khi phổi thực hiện chức năng hô hấp, miệng sẽ xuất hiện mùi thật khó chịu. Phải vài ngày sau đó, hơi thở mới trở lại bình thường.

Sữa và phó mát

 

 

Sữa và pho mát rất giàu protein và có chứa lượng vi khuẩn yếm khí nhằm giữ trạng thái cân bằng cho đường ruột. Tuy vậy, các vi khuẩn này cũng là một trong những kẻ thù gây nên hơi thở nặng mùi.

Thịt đỏ

 

 

Loại thực phẩm khó tiêu, gây cho bạn chứng đầy bụng. Khi thức ăn chế biến từ thịt đỏ nằm ứ đọng trong đường tiêu hóa chúng sẽ giải phóng loại khí độc có mùi hôi. Vừa làm bạn đầy hơi, vừa làm hơi thở có mùi, thế nên hãy hạn chế thịt đỏ khi muốn hơi thở thanh mát.

 

 

Cá chứa protein rất cao trong các nhóm thực phẩm giàu protein. Vì thịt cá chứa  những vi khuẩn dễ gây mùi hôi trong miệng nên những cô nàng kỹ tính cũng rất ngại chọn cá trong bữa trưa công sở.

Cà phê

 

 

Cà phê có chứa axít. Khi bạn uống cà phê, vô tình hình thành trong khoang miệng môi trường có tính axít, đẩy nhanh việc sinh sản của vi khuẩn. Đây là lý do tại sao nhiều người cảm thấy thường hơi chua miệng sau khi uống một tách cà phê. Nếu có thể, bạn nên dùng trà thay cà phê.

Thức uống chứa cồn

 

 

Mặc dù bia rượu không phải là một thực phẩm nhưng nếu bạn muốn loại bỏ vấn đề về hơi thở, bạn nên hạn chế chúng. Rượu gây khô miệng và gia tăng môi trường phát triển vi khuẩn yếm khí.

6 cách lấy lại hơi thở thơm mát:

- Hạn chế chọn những thức ăn trên trong bữa ăn trước khi bạn cần có việc gặp gỡ một ai đó.

- Loại chewing-gum không đường có thể giúp bạn chữa cháy trong chốc lát. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng vào chewing-gum vì nó cũng sẽ làm khô khoang miệng, dễ làm mòn men răng.

- Luôn bỏ sẵn tuýp kem đánh răng và bàn chải trong túi xách. Nhai chewing-gum thôi chưa đủ, vệ sinh răng miệng cẩn thận mỗi ngày sẽ giúp bạn giữ răng chắc khỏe, tránh vi khuẩn gây sâu răng. Nên chọn loại kem đánh răng có tính năng giúp khử mùi, mang lại hơi thở thơm mát kéo dài lâu.

 


- Đừng để khoang miệng bị khô, hãy uống nhiều nước. Nước sẽ vừa làm đẹp da, vừa cung cấp độ ẩm cho cơ thể và chống khô miệng.

- Bạn có thể nhai ít cà rốt hoặc cần tây sống để đẩy các mảng bám, thức ăn thừa giữa các khe răng sau bữa ăn.

- Nói không với thuốc lá. Chất nicotine có thể tích tụ trên bề mặt của lưỡi, răng và phần trong của má, làm khô miệng và ức chế tuyến nước bọt.

 

Theo Vy Vy

Ảnh: Google

people like INLOOK.VN fanpage