Bạn đang ở đây

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Kể từ thế kỉ 19, cho đến bây giờ và mãi mãi về sau, Haute Houture vẫn là thánh địa thiêng liêng, là ngôi đền bất tử của ngành thời trang với những tên tuổi cao cấp, những bộ váy áo xa xỉ tột bậc mà chỉ những quý bà, quý cô sang trọng nhất thế giới dám mơ tới. Chỉ còn vài giờ nữa, Paris Haute Couture Spring 2014 khai cuộc, tiếng chuông đã điểm hứa hẹn những tuyệt tác sắp ra đời, hãy cùng chúng tôi hướng về cội nguồn của ngành nghệ thuật tinh xảo này.

Với bất cứ tín đồ thời trang nào, cụm từ “haute couture” cũng vang lên như một tiếng chuông thánh thót, đánh thức ước mơ thầm kín của mọi cô gái. Vậy haute couture là gì mà quyền lực và thiêng liêng đến vậy trong thế giới của những chiếc váy và những dải vải lóng lánh?

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Drew Barrymore mặc chiếc váy haute couture của Christian Lacroix

Haute couture trong tiếng Pháp có nghĩa là “thời trang cao cấp”. Và phải tìm hiểu thật kỹ về lịch sử cũng như lặng ngắm thật nhiều bộ sưu tập haute couture, người ta mới gật gù, đồng ý về sự cao cấp của những trang phục này.

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Elie Saab

Người đầu tiên khởi xướng ra haute couture là Charles Frederick Worth, một nhà thiết kế người Anh, làm việc tại Paris vào khoảng giữa thế kỷ 19. Ông là người đầu tiên sáng lập nhà mốt haute couture vào năm 1868, cũng như đưa nhiều cách tân quan trọng vào trình diễn thời trang.

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Charles Frederick Worth - cha đẻ của Haute Couture

Trước thế kỷ 19, dù cho các thành viên trong hoàng tộc Pháp như hoàng hậu Marie Antoinette hay các bà quý tộc sang trọng có xa xỉ đến đâu trong việc lựa chọn váy áo cho mình, thời trang vẫn chưa thực sự được đánh giá đúng vị trí của nó.

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Một thiết kế haute couture của Christian Lacroix trên tạp chí Vogue

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Givenchy

Và tất cả những người phụ nữ đam mê thời trang đều phải cám ơn Worth, bởi nếu không có ông, sẽ không có Hiệp hội những nhà thiết kế thời trang cao cấp năm 1868, tổ chức đầu tiên đặt quyền lợi của các nhà thiết kế thời trang lên hàng đầu.

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Thiết kế của Zuhair Muraid

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Mẫu thiết kế của thiên tài Jean Paul Gautier

Ngày nay, haute couture được coi là “tháp ngà” của thời trang, và được bảo vệ bởi Phòng thương mại và công nghiệp Paris. Một điều rõ ràng mà ai cũng hiểu: “Không phải nhà thiết kế nào cũng dám gắn cho váy áo của mình cái mác haute couture”.

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Brigitte Bardot trong một chiếc váy haute couture

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Thiết kế độc đáo của Stephane Rolland

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Stephane Rolland

Tiêu chuẩn để phân biệt thời trang cao cấp và may đo thông thường rất rõ ràng và nghiêm ngặt. Thứ nhất, những thiết kế haute couture chỉ sản xuất đơn chiếc, theo đơn đặt hàng của những vị khách đặc biệt. Thứ hai, nhà mốt phải có ít nhất 15 thợ may và ít nhất 20 nhân viên kỹ thuật, máy móc. Mỗi mùa mốt (mỗi năm có hai mùa mốt), các nhà mốt haute couture phải giới thiệu những bộ sưu tập của mình tới giới báo chí Paris, bao gồm ít nhất 35 mẫu thiết kế, trong đó có ít nhất một mẫu cho ban ngày và một mẫu dạ hội.

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Christian Dior

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Laeticia Casta trong chiếc váy của Yvest Saint Laurent. Đặc biệt nhất, tất cả các mẫu váy, áo haute couture phải được làm thủ công tất cả các chi tiết. Đó là lý do vì sao một chiếc váy dạ hội cầu kỳ đòi hỏi tới hơn 1.000 giờ lao động. Trong các buổi trình diễn thời trang, chiếc váy haute couture sẽ được may vừa khít với số đo của người mẫu đã được lựa chọn trước. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu cô người mẫu đó bất chợt nghỉ vào đêm diễn, gần như không thể tìm được người thay thế với số đo tương đồng.

 

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Đêm diễn haute couture của Dior 

Những vị khách hàng của các hãng haute couture tất nhiên là các V.I.P, những người có tiền, có địa vị, và thậm chí… có những số đo đẹp để tôn vinh chiếc váy haute couture khi khoác lên người. Những cái tên nổi bật có thể kể đến như minh tinh màn bạc Audrey Hepburn, Brigitte Bardot, Liz Taylor, bà hoàng Grace Kelly của Monaco, ngôi sao ca nhạc Madonna, Jenifer Lopez. Và mặc dù giá trị của những chiếc váy khiến bạn rùng mình, danh sách khách hàng của haute couture vẫn kéo dài ra mãi.

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Một chiếc váy haute couture trung bình có giá 20.000 USD (khoảng hơn 400 triệu đồng) và nhiều chiếc thậm chí lên tới cái giá 100.000 USD (hơn 200 triệu đồng) hoặc hơn nữa, tùy theo độ tỉ mỉ, cầu kỳ của nó. Valentino, hãng thời trang danh giá hàng đầu Italy, thuê toàn những nghệ nhân già, bởi họ tỉ mỉ và cẩn thận hơn rất nhiều trong việc thêu, đính.

Đã có thời, haute couture có nhiệm vụ định hướng cho thời trang bán sẵn. Một chiếc váy haute couture từ trên sàn catwalk khi xuống đường phố được cắt cúp đi nhiều, gọt bớt sáng tạo, thêm vào thực tiễn. Nhưng ngày nay, haute couture hầu như không còn chức năng ấy nữa. Quy định mới này càng làm tăng sức sáng tạo, bay bổng của những nhà thiết kế tài ba và điên rồ, thỏa sức thể hiện tài năng và trí tưởng tượng không giới hạn.

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Haute Couture – Ngôi đền bất tử của ngành thời trang

Christian Dior

Cùng với thời gian và sự phát triển chóng mặt của thời trang bán sẵn, haute couture có đôi lần bị thất sủng, hoặc cũng có những trường hợp, chính những quy luật của haute couture quay mặt với nhà thiết kế.Đó là trường hợp của hãng thời trang Lanvin, khi họ bắt tay với một cửa hàng thời trang bán sẵn, mà theo giới thời trang, là “tự hạ thấp” vị trí của mình. Chỉ biết rằng ngày nay, chỉ còn rất ít nhà mốt đứng lại với haute couture. Nhưng không vì vậy mà haute couture không ngẩng đầu trong làng thời trang, bởi nó không bao giờ chết một khi còn những con người yêu nghệ thuật, dám hy sinh vì nghệ thuật và vẫn còn đó những người đàn bà ao ước được mặc, hay ít nhất là chiêm ngưỡng những kiệt tác đó.

 

Theo Guu

people like INLOOK.VN fanpage