Bạn đang ở đây

XỎ KHUYÊN CƠ THỂ – “CHẤT CHƠI SÀNH ĐIỆU”?

Xỏ khuyên được định nghĩa là châm kim vào vùng sụn hay da trong cơ thể để mở ra một lỗ dò và gắn vào đó những vật trang sức. Những vị trí thường được giới trẻ “xỏ” là sụn tai, rốn, mũi hay thậm chí là cằm, mi mắt, lưỡi, ngón tay.

 

“Dân chơi” gọi trò xăm mình và xâu đục cơ thể nói chung là "Bod-Mod" - Body Modification (điều chỉnh cơ thể). Các nút kim loại, vòng khuyên nhỏ xíu đeo đầy trên người được coi là một thứ trang sức để chứng minh cá tính của người chơi và là một hình thức cho biết mình là dân chơi, dễ kết bạn. Các kim loại thường được dùng xỏ khuyên đeo là: thép phẫu thuật, vàng 14-18 karat, Niobi (Nb), Titan (Ti), Platin (Pt).

Hiện nay, Bod-Mod không chỉ là "đặc sản" của riêng dân chơi mà còn là một khái niệm làm đẹp cuốn hút cả giới văn phòng, kinh doanh và giới trí thức. Theo một thống kê tại Hoa kỳ, khoảng 36% giới trẻ ở độ tuổi 18 – 25 có phong trào xỏ khuyên đeo ở nhiều vị trí đặc biệt trên cơ thể, trong đó phái nữ chiếm đa số.

Và cũng giống như xăm mình, việc xỏ một cái lỗ lên cơ thể chắc chắn không hề mang lại điều gì tích cực về mặt sức khỏe. Tuy nhiên, đây là “mốt” làm đẹp không thể ngăn cản được “dân chơi”. Nếu bạn cũng là một tín đồ của phong cách làm đẹp đau đớn này, hãy nhớ lưu ý và cân nhắc kỹ để có được “thành phẩm” như ý nhưng yếu tố sức khỏe thì luôn phải ưu tiên lên đầu nhé!

Việc thực hiện kỹ thuật xỏ khuyên rất cần được GIÁM SÁT AN TOÀN VỆ SINH VIỆC XỎ KHUYÊN.

Chăm sóc vùng xỏ khuyên

Nên:

- Rửa sạch tay trước khi làm sạch vùng xỏ khuyên.

- Làm sạch vùng xỏ khuyên bằng xà phòng tiệt trùng hoặc bằng nước muối khoảng 3,4 lần/ ngày

- Rửa sạch khuyên bằng cồn 90 độ trước khi đeo vào cơ thể.

- Vệ sinh vùng xỏ khuyên bằng nước súc miệng diệt khuẩn, không chứa cồn (dùng khi xỏ khuyên trong miệng và trên môi).

Không nên:

- Chạm tay thường xuyên vào vùng xỏ khuyên bởi điều này có thể gây kích ứng và dẫn tới nhiễm trùng.

- Sử dụng cồn hoặc hydrogen peroxide (hay oxy già) để vệ sinh vùng xỏ khuyên bởi nó chất này sẽ khiến da của bạn bị khô và làm hỏng các mô mới.

- Bơi ở hồ bơi công cộng hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng khi lỗ khuyên chưa lành hẳn.

- Bôi thuốc mỡ chứa kháng sinh lên vùng xỏ khuyên.

- Trang điểm trong quá trình lỗ khuyên đang lành (khi xỏ khuyên ở tai hoặc trên mặt).

- Mặc quần áo bó (khi xỏ khuyên trên thân người).

Chú ý:

- Sau khi xỏ, các bạn nên kiêng ăn hải sản, trứng, rau muống, đồ nếp, thịt gà, thịt bò trong khoảng 5 - 7 ngày.

Dấu hiệu khi bị mẫn cảm với kim loại?

Một số người mẫn cảm với trang sức bằng kim loại. Dấu hiệu phổ biến là:

- Tấy đỏ

- Cảm giác ngứa hoặc nóng rát khi vệ sinh vùng xỏ khuyên.

- Phát ban xung quanh vùng xỏ khuyên.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi xỏ khuyên trong trường hợp bạn mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hệ miễn dịch kém, đang dùng thuốc chứa steroid hoặc thuốc làm loãng máu, đang có thai.

Những rủi ro khi xỏ khuyên

Xỏ khuyên có thể gây nhiễm trùng, dị ứng, chảy máu, và ảnh hưởng dây thần kinh. Các chuyên về sức khoẻ còn khuyến cáo: Bạn có thể gặp nhiều rắc rối khi bạn xỏ khuyên như ở miệng, mũi, lưỡi, má và môi. Việc sử dụng dụng cụ không đảm bảo tiệt trùng, dùng nhiều lần từ người này sang người khác có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, uốn ván, viêm gan...

Xỏ khuyên trong đường miệng có thể làm tắc các đường hô hấp do sưng họng, hóc nữ trang, hoặc gây xuất huyết thứ phát nặng ở vùng các động mạch tưới cho lưỡi vì cơ này rất giàu mạch máu. Bấm ở mũi dễ gây ảnh hưởng đến cơ chế thở. Rốn là vùng ấm nóng hay có mồ hôi nên dễ gây nhiễm trùng do quần áo mặc bên ngoài không cho không khí lưu thông tự do, từ đó sinh ẩm quanh vùng rốn.

Ai từng bị nhiễm khuẩn sau khi xỏ khuyên sẽ phải chịu đựng cảm giác đau đớn, khó chịu do các lỗ khuyên gây ra. Bên cạnh đó, một số biến chứng có thể xảy ra với việc xỏ khuyên đầu núm vú, đó là có thể gây nhiễm trùng cho ống dẫn sữa và gây phiền khi phải nuôi con. Ngoài ra, xỏ khuyên thân thể cũng gặp vấn đề khi chọn đồ trang sức không đúng cho vùng được xỏ.

Gin Lê (Tổng hợp)

people like INLOOK.VN fanpage