Bạn đang ở đây

Emamel - Kiệt tác xa xỉ

Theo tạp chí Forbes Life thì cả thế giới cũng chưa chắc có được tám người đủ khả năng làm ra chiếc đồng hồ hiệu Enamel. Thời gian trung bình để hoàn thiện một bức tiểu họa bằng phương pháp tráng men cần mất cả năm trời. Kỹ thuật này không còn được lưu truyền kể từ thập niên 70.

Kiệt tác cực công phuTrong thế giới của những chiếc đồng hồ thủ công đắt tiền, các nghệ nhân chế tác Enamel (nghệ thuật tráng men sứ) được tôn vinh không khác gì nghệ nhân chế tác các bộ phận như Tourbillon hoặc repeat minunite (bộ phận đánh chuông). Bởi để hoàn thành Enamel cần rất nhiều công phu, đòi hỏi nghệ nhân phải có sự phán đoán chuẩn xác, kiên nhẫn. Thủy tinh màu sau khi được nghiền nhỏ cùng với dầu, nước, kính hiển vi và lửa, bạn phải tạo ra một chất liệu cứng như sapphire (đảm bảo không bị trầy xước). Để có thể điều khiển được lửa và thời gian nung luyện người chế tác phải có khả năng đặc biệt mới đủ khả năng nắm giữ sự thành công của kiệt tác.

Theo Porchet, người nổi tiếng với việc tạo ra mặt số đồng hồ paillonee cho hãng Jaquet Droz : “Chỉ lạm dụng 1-2 giây trong lò cũng khiến cho công việc của cả một tháng trời trở thành công cốc”.Một cái khó nữa của việc chế tác mặt số Enamel là thủy tinh phải được nghiền kỹ và đều. Điều này lại không thể kiểm tra bằng máy mà người nghệ nhân phải tự cảm nhận bằng trực giác của mình. Chẳng hạn, Porchet cảm nhận điều này thông qua độ bám giữa chiếc chầy và lớp bột thủy tinh hoặc qua... tiếng chầy va vào lớp bột thủy tinh đó.

Bước tiếp theo, nghệ nhân sẽ dùng một chiếc lông ngỗng để dàn đều bột thủy tinh lên một mặt kim loại rồi đem luyện ở nhiệt độ đủ cao để có thể rót nó lên một bề mặt phẳng. Các bong bóng bọt khí và các đường nứt gãy có thể xuất hiện do các tạp chất vô hình đã lẫn trong bột thủy tinh hay do việc làm lạnh hoặc luyện nóng quá nhanh. Cũng có lúc người thợ phải bắt đầu lại toàn bộ công đoạn từ đầu chỉ bởi thuốc nhuộm đã không tạo được nước màu mà họ mong muốn. Trong khi, việc kiểm soát màu thủy tinh luyện lại gần như không thể học được từ ai cả.

 

Tối thiểu 12 lần nung mới thành côngĐó chỉ là công đoạn để kiểm soát nước màu, việc tạo ra nguyên một bức tranh trên chất liệu sứ hoặc những mặt số với cung bậc và sắc màu khác nhau là cả một công trình dài lê thê. Trung bình với một mặt số phức tạp, người thợ chế tác phải thực hiện tối thiểu khoảng 12 lần nung luyện thành công. Nếu chỉ một trong 12 lần này mà chẳng may lỡ tay, người thợ sẽ có thêm kinh nghiệm về sự kiên trì vì tất cả sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.

 

 

Sự cầu kỳ của mặt số Enamel không chỉ dừng lại ở đó. Bên cạnh kỹ thuật Repousé và Ronde-bossé, còn có các kỹ thuật khác như: Cloisonné. Với kỹ thuật này, các sợi thép được dùng để tạo thành các ô nhỏ, kế đó người ta đổ sứ lên nhằm tạo thêm các sắc diện mới cho mặt số.Hoặc Champlevé. Trong kỹ thuật này, nghệ nhân sẽ đổ thủy tinh được luyện vào các khuôn đặt trước trên một mặt kim loại. Hai kỹ thuật này cũng đòi hỏi phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước đó nhiều giờ nhưng tất nhiên quy luật vẫn cứ là một phút sơ sảy tất cả phải làm lại từ đầu.Ví dụ cho một mẫu đồng hồ được sử dụng kỹ thuật Champleve là chiếc đồng hồ Word Time của Patek Philippe. Với mẫu đồng hồ này, các lục địa được tạo khuôn bởi những sợi thép bằng vàng với độ cao chỉ khoảng một milimetre.

 

Enamel – không chỉ là nghệ thuật xa xỉTrong mỗi giai đoạn nung ở nhiệt độ cao (giữa 800 đến 850 độ C), luôn tiềm ẩn một mức độ rủi ro cho tác phẩm. Hơn nữa để đảm bảo sự vận hành êm ái của cơ hệ đồng hồ, nghệ sĩ tráng men phải thể hiện độ chính xác tuyệt đối ở mọi động tác để không vượt quá dung sai cho phép là 1/5 milimet.Như vậy có thể thấy điều thực sự làm nên giá trị của một chiếc đồng hồ Enamel ngoài sự cầu kỳ, siêu tinh xảo còn là tính cả thể, tính duy nhất. Có lẽ tính cá thể này là điều mà cả người tạo ra lẫn người sử dụng đồng hồ Enamel đều chọn làm tình yêu.

Minh chứng hùng hồn nhất, một doanh nhân người Singapore khi tham quan triển lãm hội chợ ngay khi nhìn thấy chiếc Reverso của Jaeger-LeCoultre. Chiếc đồng hồ này có mặt số minh họa chân dung một thiếu nữ Trung Quốc. Ông ta liền nằng nặc đòi mua chiếc đồng hồ dù nó được tạo ra chỉ để trưng bày. Một sự khoe của chăng?Yêu từ cái nhìn đầu tiên đã khiến ổng sẵn sàng bỏ ra một số vốn khổng lồ để được sở hữu nó. Nhưng sau khi nhận được lời từ chối, ông đã tự ghi hình mình đứng cạnh chiếc đồng hồ. Sau đó, ông không tiết lộ bất cứ ảnh chụp nào với đồng hồ để tránh trường hợp một người khác đòi mua.Để đáp lại thịnh tình của vị doanh nhân này, hãng Jeager-LeConltre đã đưa ra cam kết không thực hiện chiếc đồng hồ với hình cô gái đó lần thứ hai.Thế mới biết, trong giới xa xỉ, tiền là cần thiết nhưng đôi khi nó không có ý nghĩa quyết định.

Theo Himmag

people like INLOOK.VN fanpage