Bạn đang ở đây

XPS 12: Ultrabook chạy Windows 8 chất lượng cao từ Dell

Ngoài việc được trang bị hệ điều hành mới nhất, Dell XPS 12 cũng là chiếc
Ultrabook tích hợp được những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như dùng CPU Ivy Bridge, ổ cứng thể rắn (SSD), màn hình cảm ứng với kính cường lực Gorilla Glass độ sáng đến 400-nit và đặc biệt là màn hình có thể xoay ngược để biến thành máy tính bảng.

Dell XPS 12

Với việc Windows 8 chính thức ra mắt cách đây không lâu, một loạt những chiếc laptop “hậu Windows 7″ đang cho thấy sự cải tiến rõ rệt, với việc đưa hẳn màn hình cảm ứng vào và cách để biến nó thành một dạng máy tính bảng. Dell XPS 12 đã chọn cho mình cách “biến hình” hoàn toàn khác lạ hơn các hãng khác khi sử dụng khung viền màn hình để làm bản lề và có thể xoay 180 độ.

Thiết kế

Nếu đã sử dụng hoặc từng nhìn thấy qua các sản phẩm XPS 13 hay 14, bạn sẽ thấy thiết kế của XPS 12 không hề quá lạ lẫm, ngoại trừ việc màn hình của máy là cảm ứng và có thể xoay. Ở mặt trên của máy, hãng đã trang bị lớp phủ bằng sợi carbon với màu đen tuyền bóng bẩy, vừa tạo cảm giác chắc chắn nhưng cũng không bám dấu vân tay, tạo cảm giác đây là một chiếc máy rất chắn chắn, cao cấp. Để chống chịu với điều kiện xung quanh, XPS12 được trang bị viền bằng hợp kim nhôm xung quanh bàn phím và màn hình, bo tròn ở các góc, tạo cảm giác máy khá chắc chắn khi cầm trên tay, phần kim loại còn được tìm thấy ở phía dưới máy với logo XPS nằm bên trên, đây là một dạng cửa nắp dùng để che thông tin bản quyền của Windows. Khung viền ngoài của màn hình cũng được làm bằng kim loại chắc chắn, với khớp nối ở 2 bên giúp máy có thể xoay quanh trục 180 độ với tâm nằm ở trung điểm của 2 cạnh, để xoay màn hình sang mặt kia, người dùng đơn giản chỉ cần dùng ngón tay đẩy nhẹ vào phần phía dưới thì màn hình sẽ được đẩy ra. Khi màn hình quay 180 độ vào khớp bên trên, cần lẩy ở phía dưới sẽ được nam châm hít lại, đây là loại lẫy 1 chiều, khi đã xoay sang mặt kia thì người dùng sẽ không thể xoay thêm được nữa.

Dell XPS 12

Dell XPS 12

XPS 12 sử dụng màn hình 12,5 inch cảm ứng với độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixels) có độ sáng 400 nit, với độ sáng này máy thực sự khá sáng, có thể xem tốt ở nội dung ngoài trời dù màn hình dùng lớp gương bóng, tuy vậy cảm biến ánh sáng của máy có vẻ quá nhạy nên trong môi trường tối thì máy được điều chỉnh ánh sáng khá thấp, tạo ra ánh sáng mờ, người viết bài trong quá trình thử nghiệm cũng chưa thể kiếm ra chức năng tắt cảm biến đo sáng này để đưa độ sáng màn hình theo dạng tuỳ chỉnh. Trọng lượng của máy cũng là một vấn đề đáng quan tâm, khi máy nặng đến hơn 1,5kg, đối với một chiếc laptop màn hình cảm ứng thì đây là một trọng lượng khá lý tưởng, song khi đã xoay màn hình – chuyển máy từ laptop sang dạng tablet – trọng lượng này thực sự là vấn đề nếu như bạn muốn cầm máy trên tay hay đặt trên đùi.

Trang bị các cổng và nút trên Dell XPS khá phong phú, với cạnh trái máy lần lượt là nút bật/tắt chức năng xoay màn hình, jack tai nghe 3,5mm, nút gạt để bật/tắt nguồn, 2 nút tăng giảm âm lượng và lỗ loa; phía cạnh phải là jack cắm nguồn, cổng Mini-Display Port và 2 cổng USB 3.0 (1 cổng có chế độ sạc pin điện thoại ngay cả khi tắt nguồn điện), phím bấm và đèn báo dung lượng pin còn lại, và cuối cùng là loa, tiếc rằng không thấy cổng đọc thẻ SD trên sản phẩm này. Trang bị bàn phím của XPS 12 cũng tương tự phiên bản 13 trước đó, với đèn nền dưới phím có 3 chế độ sáng (vừa, sáng mạnh và tắt) được điều khiển bằng nút F5. Touchpad của máy rất mượt mà, hỗ trợ sử dụng bằng 1 hoặc 2 ngón tay để cuộn, hơn thế nữa touchpad này cũng hỗ trợ những thao tác mới chỉ có trên Windows 8 như trượt ngón tay từ bên phải vào sẽ mở thanh Charm, trượt từ trái để chuyển đổi các ứng dụng.

Trải nghiệm

Phiên bản XPS 12 mà người viết có dịp trải nghiệm sử dụng vi xử lý thế hệ 3 i5-3317U (1.70GHz) với dung lượng RAM 4GB và ổ cứng SSD 128GB, thử nghiệm khởi động cho thời gian tầm 10 giây để hiện màn hình đăng nhập, và khi nhập xong mật khẩu thì máy tốn thêm tầm 4 giây để hiện ra màn hình chính. Các thao tác trên màn hình Live Tiles của Windows 8 cũng như duyệt tập tin, mở phần mềm của máy rất mượt mà, pin của XPS 12 cho thời lượng hơn 5 tiếng với việc sử dụng thông thường (lướt web, đánh văn bản và nghe nhạc online), thời lượng này giảm đi khoảng 1 giờ nếu xem phim HD từ ổ cứng di động gắn qua cổng USB 3.0. Sử dụng bàn phím trên XPS 12 khá thú vị, các phím bấm tuy hơi nhỏ, song nằm cách nhau một khoảng rất hợp lý. Thao tác trên touchpad và màn hình cảm ứng khiến người dùng sẽ không sớm thì muộn cũng không cần đến con chuột nữa. Việc trang bị nút tăng/giảm âm lượng và nút khoá cảm ứng bên ngoài là một nét lạ, song là cần thiết nếu như xoay màn hình và gập vào hoàn toàn. XPS trang bị loa 2 bên với công suất khá lớn và hầu như

 

Lời kết

Thiết kế sang trọng, vỏ hợp kim nhôm, nắp lưng bằng vỏ sợi carbon, sử dụng màn hình cảm ứng có lớp kính chống trầy và hệ điều hành Windows 8 mới nhất, những kết hợp này khiến cho XPS 12 là một chiếc Ultrabook màn hình cảm ứng cao cấp hướng đến người dùng cần chiếc máy có thiết kế đẹp và tiện dụng đến từ thương hiệu Dell.

 

Theo Xuân Thành - Mediazone

people like INLOOK.VN fanpage