Bạn đang ở đây

Khi nào nên ăn đồ ngọt?

Thức ăn ngọt nếu ăn nhiều quá, một là ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn, giảm thấp sự hấp thu thức ăn dinh dưỡng khác chứa protein, vitamin, muối vô cơ, làm các chất dinh dưỡng không kịp bổ sung gây chứng dinh dưỡng không tốt hoặc thiếu dinh dưỡng.

  

 Ảnh minh họa

 Không nên ăn đồ ngọt quá nhiều. Ảnh minh họa.



Ăn nhiều kẹo ngọt sẽ khiến cho da dẻ chị em thiếu mịn màng, uống nhiều nước ngọt có ga sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả…Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các bác sĩ dinh dưỡng về tác dụng của đồ ngọt với sức khỏe con người. Nếu vào khoảng 15 đến 16 giờ chiều nếu bạn ăn một thanh sôcôla hay một miếng bánh ngọt sẽ có tác dụng bổ sung đường cho cơ thể.

 

Sau thời gian làm việc căng thẳng vào buổi sáng, đến chiều là thời điểm cơ thể cần bổ sung năng lượng, lượng đường có trong đồ ăn ngọt sẽ giúp não bộ bạn minh mẫn hơn, máu lưu thông đều giữ cho huyết áp giữ ổn định…Chính vì vậy nếu bạn là người ưa đồ ăn ngọt thì hãy chú ý chọn thời điểm 15 - 16 giờ chiều để ăn. Vào buổi sáng, đặc biệt là buổi tối thì nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên ăn đồ ngọt để đảm bảo sức khỏe.

 

Thực tế các bác sĩ khuyến cáo bạn nên ăn đồ ngọt tại một số thời điểm sau:


Trước khi vận động

 

Trong quá trình vận động, cơ thể con người sẽ tiêu hao năng lượng nhiệt năng lớn, trong khi đó, trước khi vận động thì không nên ăn no. Thời điểm này, ăn một lượng đồ ngọt vừa đủ có thể đáp ứngnăng lượng nhất định cần thiết cho cơ thể của con người khi vận động.

 

Khi quá mệt mỏi hay khi đói

 

Thời điểm cơ thể mệt mỏi hay khi bị đói, nhiệt lượng trong cơ thể mất đi quá nhiều, cơ thể suy nhược, ăn một ít đồ ngọt, lượng đường trong đó có thể được máu hấp thụ nhanh hơn các thức ăn thông thường khác nên sẽ nhanh chóng bổ sung năng lượng cho cơ thể.

 

Khi bị quay cuồng, choáng váng

 

Lúc này uống nước đường pha đặc có thể giúp tăng lượng đường huyết, tăng cường khả năng kháng bệnh.

 

Khi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết

 

Người bị bệnh tiểu đường do hạn chế quá mức lượng đường đưa vào cơ thể mà xuất hiện hiện tường dường huyết thấp. Lúc này, cần uống nước đường hoặc các đồ ăn ngọt khác có thể giúp cho người bệnh vượt qua nguy hiểm.

 

Khi nôn mửa hoặc tiêu chảy

 

Lúc này chức năng tiêu hóa của bệnh nhân bị rối loạn, có hiện tượng mất nước, nêu như uống ítđường muối thì sẽ tốt cho sự phục hồi chức năng của cơ quan tiêu hóa.

 

Tác hại của việc ăn đồ ngọt quá nhiều

 

- Thức ăn ngọt nếu ăn nhiều quá, một là ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn, giảm thấp sự hấp thu thức ăn dinh dưỡng khác chứa protein, vitamin, muối vô cơ, làm các chất dinh dưỡng không kịp bổ sung gây chứng dinh dưỡng không tốt hoặc thiếu dinh dưỡng;

 

- Thường xuyên ăn đồ ngọt nếu không kịp đánh răng súc miệng, sẽ tăng độ axit trong khoang miệng, nuôi dưỡng can khuẩn thích chua, làm răng bị mài mòn mất calcium mà bị sâu răng. Tỉ lệ bị sâu răng ở thiếu niên nhi đồng cao tới 70, 80%, điều này có liên quan mật thiết tới việc ăn ngọt quá nhiều, không chú ý vệ sinh răng miệng; 

- Bình thường ăn ngọt quá nhiều dễ gây “ợ chua”, lâu dần có thể gây viêm dạ dày. Đường sau khi đi vào cơ thể quá nhiều còn tạo chứng thiếu crôm – muối vô cơ cần thiết cho cơ thể. Thiếu crom, sẽ làm hàm lượng cholesteron trong máu tăng cao, từ đó làm tăng cơ hội mắc các bệnh về mạch máu. Thiếu crom, còn dẫn đến bệnh tiểu đường.

Theo Vnmedia
people like INLOOK.VN fanpage