Bạn đang ở đây

Căn bệnh ám ảnh Hoàng gia Nga

Vào những năm 1900, tại nước Nga, Hoàng gia liên tục phải chứng kiến cảnh các thành viên lần lượt bị một chứng bệnh lạ cướp đi sinh mạng.

 
Phần lớn những người bệnh trong Hoàng gia dù chỉ bị những vết thương rất nhỏ, song liên tục bị chảy máu không ngừng, cuối cùng họ bị mất máu và chết. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học xác định: Nguyên nhân dẫn tới sự việc này thực chất chính là căn bệnh máu khó đông (haemophilia) ngày nay. Vào thời điểm đó, khi y học chưa phát triển, chứng bệnh máu khó đông được xem là một dạng bệnh nan y đáng sợ không cách gì cứu chữa, nó đã cướp đi sinh mạng của nhiều thế hệ trong gia đình Nga hoàng.

Khoa học lý giải

Thực tế, bệnh máu khó đông là dạng bệnh di truyền xảy ra do lỗi gene trên chuỗi chromosome X. Khi sự cố gene này xảy ra, hầu hết những người phụ nữ sinh ra trong gia đình có mang gene bệnh đều không có triệu chứng của bệnh. Nói cách khác, họ có mang trong cơ thể phiên bản gene bị lỗi song rất hiếm khi bị bệnh (hiện tượng gene lặn).

Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết: Những phụ nữ mang trong mình 2 nhiễm sắc thể quy định giới tính X (chromosome X), vì vậy, nếu có sự đột biến trên 1 gene thì ở họ vẫn còn 1 phiên bản dự phòng, nhờ đó họ có thể không bị mắc bệnh. Tuy nhiên, ở nam giới lại có sự khác biệt: Cơ thể nam giới có mang hai chuỗi nhiễm sắc thể là X và Y, do đó, chỉ cần họ thừa kế lại 1 nhiễm sắc thể X mà trên đó có hiện tượng lỗi gene thì ngay lập tực họ sẽ bị mắc bệnh.

Công chúa Alexandra trong gia đình Nga hoàng đã mang trong mình 1 gene lỗi gây ra chứng bệnh máu khó đông và chính gene lỗi này đã được di truyền từ người mẹ sang 2 đứa con của Alexandra. Trong đó, bệnh máu khó đông đã phát triển ở người con trai và khiến cậu bé không ngừng bị mất máu rồi qua đời. Cô con gái của Alexandra mang gene gây bệnh này trong cơ thể và truyền lại cho những thế hệ tiếp theo. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh máu khó đông di truyền từ đời này sang đời khác trong Hoàng gia Nga.

Bệnh máu khó đông đặc biệt nguy hiểm khi người bệnh bị va chạm hoặc bị thương dẫn tới chảy máu, nhất là khi vết thương rơi vào các vị trí nguy hiểm trên cơ thể như phần não, phần tạng... Máu sẽ liên tục bị rỉ ra từ những vết thương này từ ngày này qua ngày khác, thậm chí là hàng tuần liền, dẫn tới mất máu trầm trọng.

Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh này. Bệnh nhân được truyền vào cơ thể một thành phần hóa chất gây vón cục máu nhân tạo thay thế cho thành phần bị thiếu hụt. Nhờ vậy, khi bị thương, máu không tiếp tục rò rỉ. Tuy nhiên, vào năm 1905, không cách gì có thể chữa khỏi hoặc giữ lại tính mạng cho những người bị mắc bệnh máu khó đông.

Chứng bệnh máu khó đông trong gia đình Nga hoàng là bắt đầu từ sự đột biến gene từ thế hệ của Hoàng hậu Victoria. Tỉ lệ kết hôn cận huyết thống trong các gia đình Hoàng tộc cũng đã làm gia tăng nguy cơ di truyền những gene đột biến cho các thế hệ sau. Hiện tượng lỗi gene này đã di truyền lại cho 2 trong số 5 cô con gái của Hoàng hậu rồi lan sang cả những Hoàng tộc khác tại Tây Ban Nha và Đức. Trong thời gian này, Hoàng tử Leopold, con trai của Hoàng hậu Victoria, cũng đã chết ở tuổi 30 do sự di truyền căn bệnh haemophilia sau một lần bị thương nhẹ.
Theo The Time
people like INLOOK.VN fanpage