Bạn đang ở đây

Có đủ sức để ăn chay

Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn phương pháp ăn chay như là một cách bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, ăn chay trong khoảng thời gian dài liệu chúng ta có còn đủ sức?

Nhiều người đã nêu rất nhiều ví dụ để minh chứng cho chế độ ăn chay là có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn, trong thế chiến thứ hai, nước Đan Mạch bị bao vây, các loại thịt bị khan hiếm nhưng tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch lại suy giảm. Tuy nhiên, sau chiến tranh, người dân Đan Mạch khôi phục lại thói quen ăn thịt thì sức khoẻ có phần giảm sút. Còn người dân Mexico có thói quen ăn chay nên tuổi thọ trung bình rất cao hoặc các tín đồ Phật giáo ở Trung Quốc cũng ăn chay và đa phần trong số họ đều sống thọ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng học cho rằng, chế độ ăn chay đều có cái lợi và cái hại song hành.

món chay

Cụ thể, ăn chay làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá bởi thức ăn chay chứa nhiều chất xơ. Khi đi qua đường tiêu hóa, chất xơ tiêu hủy nhanh và loại trừ được cặn bã tốt hơn, theo đó làm giảm táo bón và mắc ung thư đường ruột.

Nghiên cứu của các nhà khoa họcẤn Độ và Nhật Bản cũng cho thấy, chế độ ăn chay làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Lý do, thức ăn có nguồn gốc thực vật chứa rất ít cholessterol và chất béo bão hoà, từ đó làm giảm nguy cơ cao huyết áp và tắc nghẽn động mạch vành. Mặt khác, những người ăn chay không có nguy cơ bị tăng cân, béo phì, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Theo quan điểm của các chuyên gia y tế thuộc Hiệp hội Tiểu đường của Mỹ, trong quá trình sinh ra, lớn lên và duy trì sự sống bình thường, hàng ngày cơ thể con người cần một lượng lớn protein và acid amin cần thiết.

Nếu ăn chay, ngoài các loại đậu có nhiều protein thì các món ăn khác đều rất ít protein nên không thể cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Protein trong những thức ăn có nguồn gốc động vật khiến cơ thể dễ hấp thu, đồng thời thành phần của acid amin khá đầy đủ, còn trong các món ăn chay thì lại thường thiếu các thành phần acid amin như vậy.

món chay

Chẳng hạn, trong ngũ cốc thiếu chất lysin, trong các loại đậu thiếu acid amin - chất này rất cần thiết cho cơ thể và có nhiều trong trứng gà và các loại thịt động vật. Hơn thế, chế độ ăn chay khiến cho cơ thể thiếu các vitamin và khoáng chất sau đây:

Sắt và calci: Thức ăn thực vật có rất ít chất sắt, trong khi đó cơ thể lại rất khó hấp thu khoáng chất này trong thức ăn thực vật. Nếu thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, cơ thể xanh xao và mệt mỏi, hiệu quả học tập và làm việc kém. Còn calci phần lớn có trong sữa và các sản phẩm của sữa, trong các loại cá, tôm, tép. Chế độ ăn chay sẽ thiếu hụt thức ăn này khiến cho cơ thể mắc bệnh loãng xương và một số rối loạn khác.

Vitamin B12: Là vitamin rất cần thiết cho sự chuyển hóa của các tế bào trong cơ thể, đặc biệt tế bào ruột, tủy xương và thần kinh. Khi cơ thể thiếu vitamin có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu ác tính. Và vitamin này không có trong những thực phẩm ăn chay như ngũ cốc và các loại rau đậu mà có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa...

Ngoài ra, chế độ ăn chay còn làm cho cơ thể thiếu hụt kẽm, đây là khoáng chất cần thiết cho các bộ phận sinh dục và tuyến tiền liệt.

Bởi thế, lời khuyên của các chuyên gia y tế thuộc Hiệp hội Tiểu đường của Mỹ, là, nếu bạn muốn ăn chay thì không nên thực hiện chế độ ăn chay toàn phần (nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm động vật) mà nên kết hợp giữa chế độ ăn chay với việc bổ sung thêm trứng, sữa... mới duy trì, đảm bảo được sức khoẻ. Đặc biệt, với những người đang độ tuổi làm việc phải thận trong khi chọn chế độ ăn chay.

HC tổng hợp

people like INLOOK.VN fanpage