Bạn đang ở đây

Đề phòng và trị cảm lạnh

Khi thời tiết thay đổi từ nắng nóng chuyển sang mưa lạnh, cơ thể của chúng ta vì thế rất dễ bị cảm lạnh. Những triệu chứng của bệnh cảm lạnh sẽ làm cho bạn cảm thấy hết sức khó chịu và uể oải. Vậy làm cách nào để đẩy lùi những khó chịu đó?

Những biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm sau đây sẽ giúp bạn phòng và trị cảm lạnh lúc giao mùa.

Uống nước ấm

Uống nước ấm khi bị cảm lạnh sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời nước ấm sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể trở nên cân bằng và giải tỏa những khó chịu về hô hấp, giảm triệu chứng nghẹt mũi. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng các loại trà ấm, đó là những thực phẩm tốt cho cơ thể khi bị cảm lạnh.

uống nước ấm

Ăn sữa chua

Sữa chua là một món ăn yêu thích của nhiều người, nhưng nó còn mang lại nhiều lợi ích khác. Sữa chua giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể, nhờ đó giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, khả năng bị lây nhiễm cảm cúm giảm đi. Sữa chua có tác dụng tăng số lượng bạch cầu, củng cố cơ thể, giúp bạn khỏe mạnh hơn.

ăn sữa chua

Gừng

Gừng chứa gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mãn tính. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh.

gừng

Để điều trị các triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh, nên uống gừng hằng ngày với liều lượng 1/2 đến ¾ thìa bột gừng tươi.  Vỏ gừng tươi cũng rất tốt, nên dùng để pha trà và uống mỗi 4 tiếng, 3 lần/ngày.

 

Tỏi

Dùng bằng cách ăn tỏi, hoặc giã dập tỏi lấy nước nhỏ vào mũi khi bị hắt hơi, chảy nước mũi lúc bị cảm cúm. Thành phần của tỏi gồm có một số tinh dầu, chất kháng khuẩn - chủ yếu là allycin. Allycin có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh, và có tính hơi lợi tiểu.

tỏi

Ớt Cay

Nếu bạn thấy đau đầu thì thay vì uống 1 viên thuốc hãy chọn món ăn có ớt cay. Capsaicin, một chất hóa học trong ớt có tác dụng thông mũi, long đờm và giảm đau.
Khi ăn ớt hoặc ngửi thấy mùi ớt cay mắt bạn thường chảy nước và mũi thì hắt xì hơi, đầu của bạn cũng có phản ứng tương tự như vậy để đẩy cơn cảm lạnh ra. Capsaicin làm loãng nước nhầy trong mũi họng và bạn có thể dễ dàng đẩy chúng ra ngoài.
Ngoài ra nó còn thúc đẩy cơ thể sản xuất ra collagenase và prostaglandin, hạn chế các đau nhức và sưng tấy. Nếu bạn bị đau họng hãy ăn thêm nước sốt cay Tabasco.


ớt

 

Ớt còn chứa nhiều vitamin C, trên thực tế 1 quả ớt có thể chứa lượng vitamin C nhiều gấp 4 lần 1 quả cam. Và vitamin C là nhân tố làm giảm nhẹ chứng cảm lạnh rất hiệu quả.

Xông hành tươi

Cảm lạnh thường dẫn đến ngạt mũi, rất khó chịu. Lúc này, bạn hãy lấy một bát nước thật nóng, thả vào đó vài cọng hành tươi, thái nhỏ. Sau đó, ghé mũi sát miệng bát hít thật sâu. Làm như vậy nhiều lần sẽ khiến bạn thấy dễ thở và nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Cũng có thể sắc hành để lấy nước uống.

 

Cháo hành tía tô

Đây là bài thuốc dân gian rất thông dụng và hiệu quả cao. Chỉ cầm một nắm gạo ninh nhừ, trước khi bắc xuống cho vào đó hành tươi và tía tô băm thật nhỏ cùng một lòng đỏ trứng gà, chút muối tinh rồi đổ ra bát, ăn thật nhanh. Cũng có người sắp sẵn lòng đỏ trứng, hành, tía tô băm nhỏ trong báo rồi đổ cháo thật nóng lên trên, quấy đều và ăn nóng.

Quan trọng là bạn phải chọn đúng rau tía tô mà không nhầm với lá rau khác. Lá rau tía tô, đặc biệt là tía tô nếp thường nhỏ, răng cưa ở viền lá mau hơn, lưng lá có màu tím sẫm và bấm vào mặt lá thấy có mùi thơm rất đặc trưng của tía tô.

cháo hành

Giữ ấm cơ thể
Một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng cảm lạnh là do cơ thể bị nhiễm lạnh, vậy nên khi đó bạn cần giữ ấm cơ thể. Có nhiều cách để giữ ấm cơ thể như dùng máy sưởi, mặc quần áo ấm và nên nghỉ ngơi trong phòng kín gió.

giữ ấm

 

 

 

Yu Bi

people like INLOOK.VN fanpage