Bạn đang ở đây

Không dùng hóa chất chẳng món nào 'ngon và rẻ'

Ngon và rẻ thì chỉ có nhờ hóa chất.

Cơm bụi

Không dùng hóa chất chẳng món nào 'ngon và rẻ'

Là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhưng người dân Việt Nam đang đau đầu vì gạo dính hóa chất tạo lại mùi hương và tẩy trắng. Chỉ cần 1 muỗng bột tạo mùi, 1kg bột tẩy trắng thì 100 kg gạo sẽ trở nên trắng tinh, thơm nức.

Đặc biệt, cơm cũng đều được “tắm” trong hóa chất để tăng số lượng, rút ngắn thời gian nấu. Chỉ cần 2 gói bột màu trắng này có thể hóa phép cho 10 kg gạo nở bung trắng đều, hạt to mẩy khi đã chín thành cơm, tương đương như khi nấu 20-25 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công.

Cơm đã độc hại thì các món ăn lại còn độc hại gấp bội. Các thực phẩm ôi thiêu được "mông má" đủ kiểu với chất làm nở, tạo mùi,...lại trở nên thơm ngon, hấp dẫn. Một kg thịt cốt lết, nếu cắt dày thì chỉ được 10-12 miếng nhưng cắt khéo léo thì 1kg thịt cốt lết sẽ cắt được 20-22 miếng.

Do được tẩm ướp bột nở thịt cùng các gia vị khác, lát thịt vẫn thơm ngon, to dày khi được nướng lên. Cách chế biến rất đơn giản, chỉ cần ướp sườn cốt lết với gia vị rồi trộn luôn với bột nở, hương thịt và muối làm tươi thịt, còn liều lượng tùy thuộc vào "kinh nghiệm" của chủ quán.

Ngon rẻ nhưng chứa đựng những hiểm họa

Lẩu

Để kiếm lời, chủ quán cất công nhập nguyên liệu ở những nguồn rẻ tối đa, cụ thể là những vựa hải sản cung cấp hải sản chết và được hồi sinh bằng hóa chất. Để giữ tôm tươi lâu, cách quen thuộc là ngâm formaldehyde (chất bảo quản xác ướp) - một loại chất độc cấm sử dụng trong thực phẩm, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài nguyên liệu chính thì hóa chất cũng được dùng để “làm đẹp” cho các loại rau ăn trong lẩu. Một số loại nước lẩu còn sử măng chua để chế biến nước dùng. Trong khi đó, măng chua là thực phẩm “hấp thụ” nhiều hóa chất nhất, vì đây là loại được sơ chế.

Để giảm chi phí, giảm công luộc, người buôn măng đã sử dụng một loại hóa chất giúp măng chua ngon, giòn mềm và có thể để được đến 2 năm mà không lo thối. Giá bán hóa chất ngâm măng có giá 60.000 đồng/kg. Với 1 kg hóa chất có thể ngâm được vài tạ măng. Để tiết kiệm thời gian hầm xương chỉ cần một vài viên nước lẩu thì đã có ngay được nồi nước thơm ngon. Tuy nhiên, không phải chủ hàng nào cũng chấp nhận lời ít để mang đến an toàn cho thực khách nên chẳng ai biết thành phần bên trong nồi lẩu là gì!

Lẩu hóa chất thơm ngon?

Bún riêu

 

Bún riêu, canh bún ngon mát, lại nhiều canxi nên là món khoái khẩu của nhiều người. Thế nhưng với giá chỉ 10 -15 ngàn/ tô thì e rằng còn nhiều điều uẩn khuất. Với giá  từ 60 - 100 ngàn/1kg, nấu xong thu lại cũng chỉ khoảng một bát đầy riêu thì khó mà có lời nên công nghệ “giả” riêu ra đời từ đó.

Sau khi có ít riêu, người bán sẽ đánh mịn trứng hoặc dằm nhỏ đậu phụ và trộn chung trên chảo có ít dầu, bỏ thêm một ít nước riêu để không ai phân biệt được đâu là riêu, đâu là trứng và đậu phụ. Để làm nước màu cho nồi nước lèo, mọi chuyện còn đơn giản hơn nữa. Chỉ cần một chút phẩm màu công nghiệp rẻ như bèo mua ở chợ, người bán sẽ có một nồi nước lèo đỏ đẹp như mơ.

Bún riêu giá quá rẻ so với thực chất

Vú dê nướng

Vú dê cũng tương tự vú heo, vú trâu, vú bò,... nhưng có mùi vị đặc trưng của dê, nên nhiều nhà hàng bơm thêm chất tạo mùi lên "vú heo" trước khi nướng. Để bảo quản "vú dê" trong kho được lâu ngày mà không bị thâm đen, bốc mùi, phải dùng bột tẩy trắng (sodium hyposulfite) ngâm qua nước một lần. Nhu cầu của các quán nhậu bình dân về mặt hàng này lớn nên ‘vú dê’ được sản xuất theo cách đó, chứ vú dê thật đâu có nhiều và giá rẻ đến như vậy?

"Vú dê" siêu bẩn bị cơ quan chức năng phát hiện

Chân gà

Nhìn đĩa chân gà ướp muối ớt nướng thơm phức, dĩa chân gà hấp hành trắng phau, dĩa gỏi chân gà trộn rau răm bắt mắt,... thực khách khó mà biết rằng chúng đã được chế biến theo công nghệ “tắm trắng”. Chẳng hạn, chân gà phần lớn là hàng nhập, lâu ngày tiêu thụ không hết lại bảo quản không đúng kỹ thuật nên dễ bị hư hỏng, biến chất.

Chủ một đầu mối chuyên cung cấp chân gà cho các chợ, quán nhậu ở quận 12 cho biết: “Các loại thịt này phải cấp đông liên tục để vận chuyển đến hàng tháng trời. Đến khi có mối kêu hàng, tụi tui phải dùng hóa chất để rã đông cấp tốc. Sau đó, đổ vào thùng để tẩy trắng phần xương bên trong, tủy xương của thịt gà đông lạnh bao giờ cũng bị đen, thâm kim, kể cả các lỗ chân lông trên da cũng thâm chân chim, sẽ được tẩy trắng luôn một thể”

Chân gà cũng chẳng khá khẩm hơn

 

Theo Báo Đất Việt

 

people like INLOOK.VN fanpage