Bạn đang ở đây

Nếu biết tiết canh là thế, còn mấy người dám ăn?

Tiết canh dọn lên trông rất tươi ngon, nhưng...

“Tiết” xà bần

Các lò mổ lậu thuộc quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh TP.HCM, công đoạn lấy máu làm tiết canh cũng được xử lý rất nhanh, gọn. Cứ mỗi con lợn được giết xong, huyết được cho vào can nhựa cũ kỹ, bẩn thỉu xếp thành hàng dài.

Vật dụng đựng tiết canh thường rất dơ bẩn

Hỗn hợp bên trong ít nhiều có cả lông, bụi, phân,... để bán cho những người thu mua huyết lợn, lòng lợn về bỏ mối tại các chợ như: Bình Điền, Bà Chiểu, Gò Vấp,...

Tiết lợn được cung cấp đã không vệ sinh ngay từ lò mổ. Khi chọc tiết  người đồ tể mổ lợn phải phân lòng, tiết, thịt,… riêng theo từng phần. Với con heo đầu tiên thì còn tạm coi là sạch sẽ nhưng với những con tiếp theo thì việc vệ sinh trở thành thứ xa xỉ.

Khi đến các quán ăn việc giữ vệ sinh có khi còn tồi tệ hơn

Không gian của lò mổ thường chẳng được rộng rãi là bao nên chất thải và các nhiều thứ dơ khác từ đợt trước sẽ tích tụ về sau càng lúc càng nhiều. Trong đó, nồng nặc mùi xú uế từ phân và nước tiểu của con vật xấu số.

Không gian để chế biến thường chật hẹp và dơ dáy

Cộng với thức ăn chưa tiêu hoá hết chắc chắn vẫn nằm trong những thùng tiết đựng tạm bợ bằng các thùng sơn cáu bẩn chẳng bao giờ chùi rửa. Tất cả những thứ đó hoà quyện tạo thành món ăn được nhiều người coi là “đại bổ” tại các quán phục vụ món tiết canh.

Đến lúc lên bàn ăn lại rất bắt mắt

Đấy là chưa kể đến công đoạn từ lò mổ đến quán nhậu, các thùng tiết này lại nhiễm bẩn lần thứ hai nếu việc vệ sinh không được coi trọng. Mặt khác, người ta sẽ cho ít nước đái lợn hoặc phân đạm bón rau vào tiết, cộng với một ít muối để giúp giữ màu đỏ tươi cũng như tránh hiện tượng đông cứng.

Clip vệ sinh tại các lò mổ heo:

Nhiễm nhiều bệnh từ tiết canh

Sáng 21.2, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) đang điều trị một bệnh nhân nam 46 tuổi, ở Bình Lục, Hà Nam. Được biết bệnh nhân thường xuyên uống rượu với lòng lợn, tiết canh.

Lý do là vì trong máu của gia súc, gia cầm (kể cả những con khỏe mạnh đều chứa rất nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh). Đó là chưa kể quá trình cắt tiết, vi khuẩn ở đường hô hấp, da, lông dễ dàng xâm nhập vào máu. Thế nên, dù không ăn “tiết canh” vẫn có thể bị nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.

Tiết canh heo, dê, vịt, ngan… đều là món ăn có thành phần máu tươi của con vật nên sẽ chứa nhiều mầm bệnh. Tại hầu hết các bệnh viện hơn 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh hoặc có tiếp xúc với máu tươi của gia súc, gia cầm.

Thế nhưng vẫn rất còn nhiều người không thể từ bỏ món "cháo lòng tiết canh"

Do vậy, người dùng tiết canh càng có nguy cơ bị bệnh cao, thậm chí là các bệnh nguy hiểm khác như: nhiễm giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu,... Gà, vịt đang nhiễm bệnh, thường gặp nhất là bệnh cúm, thì người dùng tiết canh của chúng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh cúm A/H5N1, H1N1,…

Giun sán sẽ đặc biệt nguy hiểm như sán lãi móc, nhiễm lãi theo đường máu, tạo ra các ổ lãi nguy hiểm trong gan, mật. Từ những búi lãi này, người bị nhiễm có thể bị tắc mật. Tế bào gan của người bệnh bị phá hủy, gan bị chảy máu gây viêm gan, xơ gan. 

 

Theo NCĐT

 

people like INLOOK.VN fanpage