Bạn đang ở đây

Quy tắc ăn uống lành mạnh

Để giữ gìn sức khỏe của mình thì bạn phải ăn uống một cách thật khoa học và hợp lý. Sau đây là 10 quy tắc quan trọng để bạn ăn uống lành mạnh.

1. Ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau

Theo kết quả điều tra mới đây, hầu hết người Mỹ đều không ăn đủ những loại thực phẩm này. Một người bình thường nên ăn từ 3-5/10 phần nhóm thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc (cơm), 1-2/10 phần trái cây và 1-3/10 phần rau. Nếu bạn không thể bổ sung một trong những loại thực phẩm trên vào cơ thể, hãy tham khảo những cách nấu ăn ngon để chế biến thành nhiều món dễ dàng ăn hơn.

 

2. Ăn nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng

Cơ thể bạn cần hơn 40 loại dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo sức khỏe tốt tuy nhiên không có một loại thức ăn nào cung cấp đầy đủ dưỡng chất này. Vì vậy bạn cần có cách lựa chọn thực phẩm thông minh mỗi ngày với bánh mì, ngũ cốc (cơm), trái cây, rau quả, sản phẩm từ sữa và thịt, cá và các loại thực phẩm giàu protein khác.

                  

Việc bạn nên ăn bao nhiêu phụ thuộc vào nhu cầu calo cơ thể bạn cần. Hãy sử dụng bảng hướng dẫn dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm như một tài liệu tham khảo.

3. Ăn uống vừa phải

Bạn nên có chế độ ăn uống điều hòa và vừa phải với các bữa ăn trong ngày. Lưu ý để đảm bảo sức khỏe tốt, chúng ta không nên ăn quá no hay quá đói, ăn lúc no lúc đói… sẽ không tốt cho sức khỏe.

                  

4. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Trọng lượng lý tưởng của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tuổi tác và tính di truyền. Cơ thể quá béo với lượng mỡ vượt quá tiêu chuẩn sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và các loại bệnh ung thư. Tuy vậy, người quá gầy cũng không khỏe chút nào. Người gầy có nguy cơ cao mắc các bệnh loãng xương, kinh nguyệt không đều và các vấn đề sức khỏe khác.

                  

Nếu cân nặng của bạn tăng giảm thất thường, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có được cách ăn uống cân bằng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng để duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

5. Giảm một số loại thực phẩm không tốt

Nếu bạn có thói quen ăn uống nhiều đường, chất béo, muối… bạn nên giảm mức độ ăn chúng thường xuyên vì ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

         

6. Ăn đúng bữa

Bỏ những bữa ăn chính trong ngày thường khiến cơ thể mất kiểm soát không tốt cho sức khỏe vì khi bạn quá đói cơ thể sẽ không hấp thụ dinh dưỡng một  cách tốt nhất. Ăn vặt trong các bữa ăn cũng cần thiết nhưng chúng không thể thay được bữa chính đâu bạn nhé.

     

             

7. Nắm rõ thói quen ăn uống của mình

Để cải thiện thói quen ăn uống một cách lành mạnh, bạn cần ghi lại tất cả những loại thực phẩm ăn trong ngày để tìm ra điểm yếu của mình và dần khắc phục dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc những tài liệu về khẩu phẩn ăn hàng ngày.

 

8. Cân bằng thực phẩm

Bạn nên biết cách chọn lựa và cân bằng thực phẩm một cách hợp lý. Nếu buổi sáng đã ăn thực phẩm giàu chất béo thì nhất thiết buổi trưa bạn nên ăn rau xanh và những món luộc. Việc cân bằng thực phẩm khi ăn uống rất quan trọng để có sức khỏe tốt.

   

               

9. Hãy nhớ rằng, tất cả các loại thực phẩm đều không tốt hoặc không xấu

Bạn nên chọn thực phẩm dựa trên nhu cầu cơ thể cần vì hầu hết các loại thực phẩm đều có mặt mạnh và có mặt hạn chế. Vì vậy chọn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cân bằng cho bạn là rất quan trọng.              

10. Thay đổi từ từ

Không chỉ qua một đêm mà bạn dễ dàng thay đổi được thói quen ăn uống của mình. Tất cả đều phải có thời gian và bạn nên từ từ thực hiện những thay đổi đó. Thay đổi quá nhanh trong một thời gian ngắn không những không có tác dụng mà còn khiến cơ thể bạn khó thích nghi. Ví dụ như bạn đang rất mê mệt các loại sữa có đường nhưng bạn  đã sử dụng quá nhiều đường trong chế độ ăn hàng ngày, hãy chuyển sang loại sữa không đường nhưng nên giảm số lượng một cách từ từ.

 

Y.B tổng hợp

people like INLOOK.VN fanpage