Bạn đang ở đây

Bé uống kháng sinh sớm dễ bị béo phì

Trường Đại học Y New York công bố kết quả nghiên cứu mới: nếu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng nhiều thuốc kháng sinh thì trong tương lai rất dễ mắc bệnh béo phì.

Để có thể đưa ra kết luận này, các bác sĩ đã phải nghiên cứu trên 100 nghìn trẻ sơ sinh từ năm 1991 và năm 1992. Nghiên cứu này cho thấy, những trẻ em được dùng thuốc kháng sinh trong vòng 6 tháng đầu thì sẽ có tỷ trọng cân nặng và khả năng phát triển chiều cao hơn hẳn so với những trẻ em không dùng thuốc kháng sinh. 

Sự khác biệt ban đầu này khó nhận thấy ở trẻ từ 10 đến 20 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ được khoảng 38 tháng tuổi thì tỷ trọng cân nặng của các em bé dùng kháng sinh sẽ cao hơn hẳn so với  những em bé khác khoảng 22%.

Sự khác biệt này chỉ có thể có đối với những bé dùng thuốc kháng sinh trong vòng 6 tháng đầu đời. Nếu sau 6 tháng mà trẻ có dùng thì cũng sẽ không có sự khác biệt với các bạn bè đồng trang lứa.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia đã cho biết là các vi khuẩn trong đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ calo vào cơ thể. Sử dụng kháng sinh quá sớm, đặc biệt trong những tháng đầu đời, có thể giết chết các vi khuẩn có lợi và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các dưỡng chất là một trong những nguyên nhân gây béo phì.



Bé uống kháng sinh sớm dễ bị béo phì

Nghiên cứu này là lời cảnh báo về mối nguy hại của kháng sinh khi hiện nay, không ít bác sĩ đang kê đơn thuốc kháng sinh một cách vô tội vạ bất chấp sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.Thực tế cho thấy, những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã tăng cân nhanh thì khả năng mắc bệnh béo phì cũng cao hơn. 

Dựa vào công thức dưới đây, bạn có thể đo được trọng lượng của con mình và biết được trẻ có bị thừa cân so với tuổi hay không:

Trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi:  Trọng lượng tiêu chuẩn (gram) = thể trọng khi sinh (gram) + tháng tuổi x 600.

Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: Trọng lượng tiêu chuẩn (gram) = thể trọng khi sinh (gram) + tháng tuổi x 500.

Từ 1 tuổi trở lên: Trọng lượng tiêu chuẩn: (Kg) = năm tuổi x 2 + 8.

Trọng lượng tiêu chuẩn (kg) = chiều cao (cm) – 105.

Khi trọng lượng cơ thể trẻ cao hơn trọng lượng tiêu chuẩn khoảng 20% có nghĩa là trẻ đã mắc bệnh béo phì.

 

Theo Gia Linh - TTVN

people like INLOOK.VN fanpage