Bạn đang ở đây

BỆNH CHÀM Ở TRẺ -NGUYÊN NHÂN-TRIỆU CHỨNG- CÁCH ĐIỀU TRỊ

Chàm là một căn bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ đặc biệt là tuổi bú và thường được gọi là chàm sữa. Nguyên nhân của bệnh thường do yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Đây là căn bệnh phổ biến nhưng đừng quá lo lắng bởi phần lớn trường hợp sẽ khỏi hẳn khi bé lớn lên. Tuy nhiên khi bé có dấu hiệu bị chàm cha mẹ cần chú ý, dẫn trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có những biện pháp chữa trị kịp thời, đúng cách

 

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Các yếu tố di truyền như gia đình bị di ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ..

Tác động ngoại cảnh: các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng…

Bệnh cũng có liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng…

Dấu hiện nhận biết bệnh chàm ở trẻ sơ sinh như thế nào?

- Khi chạm vào da bé ta cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.

- Da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, bé của bạn sẽ tự gãi thường xuyên

- Bé của bạn sẽ có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi.

- Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như : cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.

- Bé của bạn trằn trọc trong giấc ngủ.

Điều trị

Chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng. Do đó, trẻ cần được chăm sóc và điều trị như sau:

Chế độ dinh dưỡng

Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ biển...

Sử dụng thuốc

- Khi tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như Milian, Eosin…

- Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat trong thời gian ngắn (7 - 10 ngày);

- Khi tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng nhưsalicylic acid.

- Không nên tiêm chủng ngừa cho bé nhất là tiêm chủng đậu mùa vì có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Lúc này, trẻ có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo làm mặt rỗ.

- Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc.

Cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có corticosteroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận… 

Cách phòng tránh bệnh

- Khi trẻ còn bú mẹ, bạn nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng. Bạn cũng hạn chế tối đa ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn... để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

(Tổng hợp)

 

people like INLOOK.VN fanpage