Bạn đang ở đây

Những nơi nên đến ngay kẻo "chìm"

Những gì chúng ta đang làm là chưa đủ để bảo vệ Trái đất. Nhiệt độ ngày càng tăng cao, mực nước biển dâng lên và rất nhiều địa danh trên thế giới đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn.

Những thiên đường du lịch này đang nằm trong danh sách “đen” có hiểm họa bị nhấn chìm lớn nhất. Nếu có cơ hôi, hãy đến ngay những thiên đường này trước khi nó biến mất nhé.


1. "Thiên đường" Maldives


Quần đảo nhiệt đới giống như thiên đường này rất nổi tiếng với các bãi biển cát trắng và luôn là điểm đến ưa thích của khách du lịch. Đáng tiếc, hiện tượng Trái đất nóng lên có thể sẽ tiêu hủy quần đảo trải dài gần 970km này. 80% quốc đảo chỉ trên mực nước biển 1m, trong khi nước biển ngày càng dâng cao. Với đà tăng của nước biển như hiện nay, Maldives sẽ biến mất vào năm 2050.

2. Bangkok, Thái Lan


Bangkok cũng là một trong những điểm đến thú vị nhất hành tinh, nhưng nó sớm lọt vào danh sách địa danh sẽ “mất tích” trong tương lai vì Trái đất nóng lên. Thành phố này vừa trải qua trận đại hồng thủy kéo dài do mưa lớn. Vị trí không thuận lợi của thủ đô Thái Lan khiến cả thành phố dễ mắc phải tình trạng úng ngập. Dự báo, Bangkok bị nhấn chìm trước khi thế kỷ 21 kết thúc.

3. Châu thổ sông Mississippi, Mỹ


Con sông Mississippi chảy ra Vịnh Mexico, nơi nổi tiếng với các đầm lầy và các đảo rào chắn. Ít ai nghĩ rằng địa danh này cũng sẽ bị gạch bỏ khỏi bản đồ vì khí hậu nóng dần. Hơn nữa, ảnh hưởng còn là những trận bão biển kinh hoàng và cơn cuồng phong. Tất cả chúng ta đều nhớ hậu quả thê thảm đến thế nào sau khi trận bão Katrina đi qua.

4. Đảo Komodo, Indonesia


Quê hương của loài bò sát nổi tiếng nhất hành tinh, đảo Komodo, cũng sẽ bị “chết” chìm trong nước trong vài thập kỷ tới nếu như hành tinh vẫn tiếp tục nóng hơn. Biển xung quanh hòn đảo này không ngừng dâng mực nước và có thể khiến loài kỳ đà Komodo rơi vào tình trạng tuyệt chủng, phá hủy toàn bộ rạn san hô xung quanh đảo và những khu bãi lặn tuyệt đẹp nơi đây.

5. Rạn san hô Great Barier, Australia


Hệ sinh thái của một trong những địa danh hấp dẫn nhất hành tinh cũng nằm trong mối đe dọa tiêu tan kể từ khi Trái đất nóng dần lên. Lượng lớn các loài cá và thủy sinh khác đều phụ thuộc vào rạn đá ngầm này mà tồn tại. Khi rạn san hô gần hơn với “cái chết”, toàn bộ quần thể thực vật và động vật cũng cùng chung số phận.

6. Tokyo, Nhật Bản


Tokyo là một trong những kinh đô lớn nhất thế giới, một nơi tuyệt vời để sinh sống, nhưng khí hậu thay đổi tác động không nhỏ tới thành phố này. Nó phải hứng chịu hậu quả do hiện tượng gọi là “quần đảo nóng”, nghĩa là những khí thải từ các nhà máy công nghiệp và sức nóng do ô tô tạo ra gây nên hiệu ứng nhà kính. Khi nhiệt độ tiếp tục tăng cao, Tokyo sẽ thấy rõ nét hơn ảnh hưởng của sức nóng.

7. Venice, Italia


Có thể bạn không tin rằng một thành phố nằm trên nước cũng bị ảnh hưởng bởi khí hậu nóng dần lên, vậy nhưng Venice ở Italia là một trường hợp như thế. Trên thực tế, thành phố này đang chìm rất từ từ, khoảng 23cm sau mỗi 100 năm, nhưng Trái đất nóng lên khiến tốc độ này càng nhanh hơn.

8. Sông Thames, London, Anh


Dòng sông Thames là niềm tự hào của thành phố London trong nhiều thế kỷ qua, nhưng ngày nay nó lại trở thành nguy cơ đe dọa lớn nhất đối với thành phố. Từ đầu thời kỳ Trung cổ, thành phố này mở rộng theo con sông, khiến hai bên bờ sông thu hẹp khoảng cách. Một rào chắn ngầm đã được xây dựng từ thế kỷ 19 để ngăn chặn lũ lụt, nhưng mực nước biển càng tăng cao khiến hệ thống đê chắn này gần như vô hiệu và biến sông Thames thành một phần của đại dương.

9. Big Sur, California, Mỹ


Bờ biển nối liền Los Angeles và San Francisco chắc chắn là một trong những địa anh tuyệt vời nhất Bắc Mỹ. Tuy nhiên, đây cũng là một nạn nhân của thảm họa khí hậu thay đổi, khi hệ sinh thái và chính địa danh này bị tàn phá. Những năm gần đây, chính quyền bang California đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để ngăn chặn vấn đề về môi trường.

10. Kênh đào Panama, Panama


Kênh đào Panama được xem là cuộc cách mạng lớn cho thương mại Thế giới khi chính thức khai thông vào năm 1914, mở ra kênh vận chuyển hàng hóa thuận tiện từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương và ngược lại. Trong những năm gần đây, kênh đào này không ít lần phải đóng cửa vì nước biển dâng cao.


Nguồn: Ione

people like INLOOK.VN fanpage