Bạn đang ở đây

Thuốc hay ngay trong bếp

Nghệ, gừng, tỏi, hành hẹ và những loại gia vị khác thường có mặt trong bếp nhà bạn nhưng liệu bạn đã biết hết những lợi ích của chúng chưa?

 

1. Sả
Là một loại gia vị khá quen thuộc đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Từ xa xưa, con người đã biết dùng sả để chữa bệnh. Thân, củ và lá sả đều có mùi thơm, vị cay nồng và không gây độc.


  


Theo Đông y, có thể sử dụng sả hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để chữa bệnh đầy hơi, điều trị cảm sốt. Củ sả thái mỏng phơi khô, sao vàng rồi sắc uống phòng trị các bệnh thương thực, ói mửa, ấm bụng, rét kéo dài, giảm đau nhức. Để giảm bớt tính nồng của sả, có thể cho thêm ít rượu vào sao chung.


2. Hương thảo
  Các loại thịt rán, nướng ở nhiệt độ cao tạo ra chất HCAs có khả năng gây 1 số bệnh ung thư. Lượng HCA sẽ giảm đáng kể khi dùng chiết xuất hương thảo trộn vào thịt trước khi chế biến.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Kansas đã thấy rằng ”hương thảo có chứa 2 chất chống ôxy hoá: carnosol và rosemarinic có khả năng phá huỷ các HCAs”

3. Quế
Các nghiên cứu gần đây ở Đức đã chỉ ra rằng với việc dùng đều chiết xuất quế hàng ngày giúp giảm mức đường huyết xuống khoảng 10% vì thế giảm các bệnh liên quan đến tim mạch.: Quế còn giúp giảm 13% mức độ cholesterol và 23 % triglycerides.


 


Cách dùng: uống 1 viên chiết xuất nghệ hàng ngày để điều chỉnh mức độ đường máu,dùng 1-6 g quế hàng ngày để giảm lượng cholesterol.

Chú ý: Dùng quá nhiều quế sẽ rất nguy hiểm.

 

4. Gừng
Gừng có thể ngừa chứng nôn nao dạ dầy ở những phụ nữ đang mang thai hay những người đang chữa hoá học trị liệu.Gừng ngăn chặn ảnh hưởng của chất serotonin sinh ra do não và dạ dày khi buồn nôn và ngừa việc sinh ra các gốc tự do là nguyên nhân gây các bệnh ở dạ dầy.



Giảm huyết áp, thấp khớp và nguy cơ ung thư buồng trứng: Gừng điều chỉnh lượng máu chảy giúp hạ huyết áp và có khả năng chống viêm nên rất tốt cho người bị viêm khớp.
Nếu dùng tươi còn nguyên vỏ thì gừng có công dụng làm tan nhiệt, giải phóng nhiệt độ ra ngoài cơ thể phù hợp với thời tiết nóng hay khi cơ thể sốt cao. Ngược lại, nếu dùng gừng không vỏ thì tính ấm của gừng không phát tán ra ngoài mà ở lại bên trong. Nếu cơ thể bị nóng lâu ngày, hay đổ mồ hôi, thì không nên dùng gừng sống nhiều vì có thể dẫn đến mức nhói mắt và mắc bệnh trĩ.


5.  Tỏi
Là một trong những vị thuốc được y học các nước trên thế giới đều chú ý. Nếu kinh nghiệm dân gian thường dùng tỏi điều trị các chứng bệnh nhẹ như cảm sốt, cúm đau bụng, khó tiêu thì y học hiện đại lại tập trung nghiên cứu, ứng dụng tỏi vào việc chữa trị các bệnh nặng hơn như tim mạch, chống viêm nhiễm, ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng gan, chống oxy hóa chẳng hạn đối với bệnh tim mạch, tỏi có tác dụng giảm cholesteron trong máu, tăng lượng lipoprotein tỉ trọng cao trong máu và trì hoãn quá trình oxy hóa các chất béo trong máu (quá trình này diễn ra càng nhanh thì nguy cơ bị tim mạch càng lớn).


  


Đối với bệnh ung thư, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy những người thường xuyên dùng tỏi (khoảng một củ nhỏ mỗi ngày) có nguy cơ ung thư ruột kết và dạ dày thấp hơn 40% so với những người ít hay không dùng.
Ngoài ra tỏi còn có tác dụng hạn chế tác hại của tia bức xạ gây ung thư da. Trong y học, tỏi được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau: dùng sống, qua chế biến thức ăn, ngâm rượu, dùng dưới dạng viên nén.


6. Hành
Đông y liệt hành vào danh sách các loại gia vị có tính bình, vị hơi cay, không độc, có tác dụng trị cảm gió, đau đầu, nhức mỏi mắt, cổ, phù chân tay và mặt. Theo các nhà khoa học của trường Đại học Bern (Thụy Sĩ), củ hành có tác dụng phòng trị loãng xương khá hiệu quả.
Sau ba tháng cho 50 con chuột mỗi ngày ăn một củ hành, các nhà khoa học nhận thấy nguy cơ giảm mật độ xương ở chúng thấp hơn nhiều so với những chuột khác nhờ hoạt chất gamma glutamyl peptid.


7. Nghệ
Công dụng phòng trị bệnh của củ nghệ được con người biết đến từ lâu. Nhờ có vị cay hơi đắng nhưng tính ôn và không gây độc, củ nghệ có khả năng làm mát tâm, cải thiện tim mạch, tan hơi thừa trong phổi, tiêu máu bầm, chữa đau dạ dày, chảy máu cam, tiểu ra máu, hàn gắn vết thương và lành sẹo nhanh.


  


Có thể dùng chữa bệnh dưới nhiều hình thức khác nhau, như làm chín rồi thái mỏng ăn với muối, sắc thuốc khi còn tươi hoặc sau khi đã tẩm rượu phơi khô, dùng kết hợp với các loại thảo dược khác, chế biến món ăn. Lưu ý, những người cơ thể thường bị nóng không nên dùng củ nghệ nhiều.


8. Ớt
Mặc dù có rất nhiều loại khác nhau, tính chất và công dụng của ớt được xem là gia vị có tính cay nồng bậc nhấc, tuy nhiên lại không gây độc nếu dùng với lượng vừa phải. Ớt có tác dụng làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, khử độc trong người hoặc trong thực phẩm. Kết hợp sử dụng với các dược liệu khác.


  


9. Cây hẹ
Cây hẹ được dùng phổ biến trong dân gian để chữa ho, cảm mạo, táo bón, trị giun kim, đau răng…
Đông y lý giải rằng, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín thì có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc. Vì thế từ lâu dân gian đã biết dùng hẹ như một loại gia vị làm cho món ăn ngon, trông đẹp mắt và tốt cho sức khỏe.


  


Ngoài ra hạt và rễ hẹ cũng có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào kinh can, thận, chữa đái dầm, táo bón, trị giun kim… Củ hẹ tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí.


10. Cây riềng
Ở nước ta, riềng được dùng như một loại cây gia vị ăn kèm với các món thịt hấp, xào, luộc, nướng... mang lại mùi thơm nồng ấm cho món ăn.
Riềng có vị cay thơm, tính ấm có tác dụng lợi tiêu hóa, giảm đau, chống lạnh thường được dùng trị: đau thượng vị, nôn mửa, tiêu hóa kém, loét dạ dày và tá tràng, đau dạ dày mạn tính, viêm dạ dày - ruột cấp, sốt rét. Riềng dùng ngoài trị lang ben.


11. Lá thơm Oregano
Đó là một loại sa lát mini. Chỉ cần 1 thìa bột lá oregano là đủ đảm bảo lượng chất chống ôxy hóa tương đương với việc ăn 3 tách súp lơ xanh thái nhỏ. 

Oregano giàu chất chống ôxy hóa nhất trong các loại thảo dược khô.Các chuyên gia y tế khuyên nên thêm bột oregano vào các loại pasta, sốt pizza hay thậm chí là có thể cho vào món bánh sandwich phô mai nướng.



12. Húng quế
Lá húng quế có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau nên được sử dụng làm gia vị. Hoa có tính chất lợi tiểu, bổ thần kinh. Quả có vị ngọt và cay, tính mát; kích thích thị lực.


  


Ngoài ra, cành và lá húng quế còn được dùng trị: sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, kém tiêu hoá, viêm ruột, tiêu chảy, kinh nguyệt không đều...


13. Rau kinh giới
Kinh giới là vị rau thơm ăn kèm nhiều loại rau sống quen thuộc. Đông y dùng kinh giới chữa một số chứng bệnh rất hiệu nghiệm. Kinh giới có vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng chữa các chứng thổ huyết, chảy máu cam, đi lỵ ra máu, trĩ ra máu, mụn nhọt sưng đau, lở loét…


14. Rau ngổ

 


Theo Đông ý, rau ngổ có tính mát, vị chua, cay, mùi thơm, có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên dùng để trị sỏi thận rất tốt. Ngoài ra rau ngổ còn dùng để trị chứng tiểu ra máu, băng huyết, bệnh lở ngứa ngoài da do phát ban, trị rắn cắn…

 

Yu Bi
  

people like INLOOK.VN fanpage