Bạn đang ở đây

"Bẫy cấp 3" vi phạm Luật điện ảnh và pháp lệnh quảng cáo

Bẫy cấp 3 - một phim Việt được quảng bá là kinh dị và công bố lịch ra rạp vào ngày 18-5 - đã chính thức nhận quyết định (số 239/ÐA-PBP ngày 7-5-2012) của Cục Ðiện ảnh không cho phép phổ biến.

PV đã có cuộc trao đổi với bà Ngô Phương Lan - phó cục trưởng phụ trách Cục Ðiện ảnh - về sự việc này.

inlook.vn - hình ảnh
Hình ảnh quảng bá Bẫy cấp 3 (đạo diễn Lê Văn Kiệt, đơn vị sản xuất Coco Paris)
phim đã chính thức nhận được quyết định của Cục Điện ảnh không cho phép
phổ biến - trên cơ sở ý kiến của chín thành viên hội đồng trung ương
thẩm định phim truyện - Ảnh: Megastar

 

* Ðầu năm nay đã có ba tác phẩm nước ngoài bị cắt, hoặc bị từ chối phổ biến tại VN là Immortals (Chiến binh bất tử - bị cắt khi phổ biến), The girl with the dragon tattoo (Cô gái có hình xăm rồng - không chiếu dù đã quảng bá) và The hunger games (Trò chơi sinh tử - bị từ chối phổ biến dù đã quảng bá), theo bà, việc này có bất thường không?

- Phim được cấp giấy phép phổ biến hoặc bị yêu cầu cắt sửa, thậm chí không cho phép phổ biến hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bộ phim (nội dung và cách thể hiện). Hội đồng thẩm định phim tiến hành công việc theo đúng các quy định của pháp luật. Phim không được phổ biến là những phim vi phạm điều 11 Luật điện ảnh và điều 9 nghị định 54/2010/NÐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật điện ảnh và Luật sửa đổi, bổ sung Luật điện ảnh về những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh. Vào một thời điểm nào đó, có ba hay thậm chí có đến 10 bộ phim vi phạm thì hội đồng cũng không thể làm trái luật là cho phép phổ biến, và việc này phải được xem là bình thường.
 

* Một tác phẩm điện ảnh có những yếu tố nào sẽ bị yêu cầu cắt bớt, sửa chữa hoặc bị từ chối phổ biến, thưa bà?

- Nếu phim có hình ảnh, âm thanh, lời thoại “chạm” đến một trong những điều cấm trên nhưng chỉ mang tính tiểu tiết, không chi phối nội dung tư tưởng của phim, có thể loại bỏ mà không ảnh hưởng đến tổng thể bộ phim thì cơ sở trình duyệt được hội đồng yêu cầu cắt, sửa từng cảnh, từng câu thoại một cách cụ thể. Phim không được phổ biến
thì tôi đã xác định ở câu trên rồi.
 

* Hiện vẫn có tranh cãi về việc có nên phân loại phim theo độ tuổi để tránh việc phải từ chối phổ biến một tác phẩm điện ảnh (nhất là khi tác phẩm đó đã được thừa nhận ở nước ngoài), ý kiến của bà ra sao?

- Như tôi đã nói, mọi việc đều phải tuân thủ theo quy định. Theo quy chế thẩm định phim, đã có sự phân loại: có phim được phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng và có phim hạn chế trẻ em dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, đối với những bộ phim phạm luật, cụ thể là “có hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết xúc phạm quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước; miệt thị dân tộc, tôn giáo; thể hiện cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, khuyến khích tội ác; mang tính khiêu dâm, đồi trụy, loạn dâm, loạn luân trái với thuần phong mỹ tục; thể hiện sự dung thứ hoặc đồng tình với tệ nạn xã hội, gây cảm giác hoảng loạn, mê muội trước các lực lượng siêu nhiên, ma quái...” thì không thể được phép phổ biến tại VN cho dù đối với bất cứ độ tuổi nào!
 

* Bẫy cấp 3 - một phim đã được quảng bá rộng rãi, được xếp lịch chiếu ngày 18-5 trên toàn quốc - nhưng cuối cùng không được cấp phép phổ biến. Bà có thể cho biết lý do?

- Việc tự “xếp lịch” và quảng bá trên các phương tiện như vậy là vừa vi phạm pháp lệnh quảng cáo vừa vi phạm Luật điện ảnh. Việc xử lý vi phạm phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Ý kiến chính thức của hội đồng không đồng ý cho phép phổ biến Bẫy cấp 3 vì một mặt phim mô tả rất thô thiển khát khao chuyện “giường chiếu” của các cô cậu tuổi “teen”, mặt khác phim thể hiện sự thù hận của một nam sinh (do cha mẹ lạnh nhạt, bạn bè coi thường) đã ra tay giết người dã man, mất nhân tính, mang tính kích động bạo lực.
 

Trong chuyến đi chơi với bốn bạn cùng lớp, cậu ta đã sắp đặt một chuỗi “bẫy” để lần lượt giết chết những người bạn cùng đi và cả người vô tội khác. Nội dung phim như vậy không phù hợp với đạo đức, lối sống VN, đặc biệt là đối với lứa tuổi của học sinh trung học.
 

Tôi muốn nhấn mạnh thêm đã không biết bao nhiêu lần báo chí phê phán ảnh hưởng xấu của các bộ phim “đen”, phim “lậu” như là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, tội ác vị thành niên. Ma túy cũng là nguyên nhân của tệ nạn xã hội và tội ác thì sao cả xã hội căm thù, pháp luật nghiêm trị, còn những phim tác động xấu (có khi nguy hiểm không kém ma túy) - vì lý do gì bên cạnh sự phê phán lại có tờ báo “bênh”, mà cách “bênh” cũng chẳng có căn cứ, nặng về cảm tính và suy diễn? Trong lúc xã hội tồn tại những tên vị thành niên kiểu Lê Văn Luyện thì có nên tiếp tay cho những bộ phim mô tả kỹ lưỡng những cảnh giết người không ghê tay như một trò tiêu khiển trên cái nền “bạo lực, rùng rợn để mua cảm giác sợ hãi cho khán giả trong vài giờ” hay không.
 

* Trên một trang báo mạng có đưa thông tin là tuy không được chiếu rạp trong nước nhưng Bẫy cấp 3 có thể vẫn được ra bản DVD và phát hành trong hệ thống rạp ở nước ngoài. Ðiều này có phù hợp với quy định và Luật điện ảnh không, thưa bà?

- Nếu như vậy thì rõ ràng là lại vi phạm Luật điện ảnh và các quy định khác của pháp luật. Tôi cho rằng đơn vị sản xuất hay đơn vị phát hành bộ phim này đủ tỉnh táo để không đi từ vi phạm này đến vi phạm khác.
 

Ý kiến từ độc giả

Theo bài phỏng vấn như trên với bà Ngô Phương Lan - phó cục trưởng phụ trách Cục Ðiện ảnh thì lý do cấm chiếu bộ phim "Bẫy cấp 3" đã khá rõ ràng . Mặc dù vậy, việc dư luận ủng hộ hay phản đối vẫn là điều khó tránh khỏi.

Kẻ cười, người khóc, Phim, Bay cap 3, Phim kinh di viet, Bay cap 3 bi cam chieu, Truong Nam Thanh, Hoang Oanh, Baggio, Le Van Kiet, tran trong dan, Canh nong, bao luc, Phim chieu rap 2012

Đề tài giáo dục học đường của Bẫy cấp 3 xem ra chưa thực sự phù hợp với văn hóa Việt
 

"Tại sao cứ không quản lý được thì cấm? Tại sao công sức của cả 1 tập thể nhằm mang đến 1 bộ phim giải trí lành mạnh cho khán giả lại bị gắn mác "bạo lực" rồi cấm chiếu? Trên mạng người ta cũng down về xem đầy ra thôi. Ở VN thì càng cấm càng tò mò, càng PR miễn phí cho phim" độc giả tên Quoc... chia sẻ
 

Cùng quan điểm với độc giả này, bạn thien_duc…@yahoo.com cũng lên tiếng bênh vực: “Chúng ta đang là một nước phát triển. Nếu chúng ta bảo thủ và phong kiến quá thì khi nàm chúng ta mới phát triển được. Bên nước ngoài những phim như thế này là bình thường sao chúng ta lại tự làm khó khăn cho nhau vậy. Vậy mà đòi phát triển đi thi liên hoan phim quốc tế”.
 

Không chỉ bênh vực, mà độc giả truongtan…@gmail.com còn có tư tưởng rất cởi mở và tỏ ý kêu gọi mọi người: “Tôi thấy những bộ phim như thế này hết sức bình thường. Chúng ta nên nhìn vào nội dung và cách diển đạt. Hãy thoáng hơn. COCO PARIS luôn có những bộ phim đột phá. Chúng ta nên xem nó là việc hết sức bình thường như vậy điện ảnh Việt Nam mới phát triển. Đừng bao giờ quan trọng quá".
 

Tuy nhiên, việc phim bị cấm lại nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình. Trên một trang web chia sẻ video nổi tiếng đa phần những ý kiến này đều ủng hộ phim không nên ra rạp. Một số thậm chí còn rất gay gắt. “Rồi đến ngày sẽ có cả ngành điện ảnh này mất nếu cứ tình trạng khoe mẽ cơ thể như thế này” – nickname contimdau… chia sẻ. Một số độc giả cũng không ngần ngại gắn cho phim cái mác “thảm họa phim Việt”.

Rất nhiều ý kiến ủng hộ phát biểu của bà Ngô Phương Lan "Xem trailler phim này cũng giống như xem các trích đoạn giới thiệu Lolita thôi, chỉ có thể dùng một từ là "bệnh hoạn". Không hiểu các nhà quản lý văn hóa làm sao mà lại để những thứ rác rưởi như thế lọt ra xã hội. Quy chế quản lý thông tin ra sao? Phim chưa được duyệt mà quảng bá tùm lum, chiếu cảnh khiêu dâm khắp nơi. Vậy bảo sao mà nạn hiếp dâm trẻ em, bạo lực trẻ em, ngày càng tăng như vậy. Tôi rất ủng hộ bà cục phó. "
 

"Thật tốt khi không để "lọt lưới" một sản phẩm điện ảnh không phù hợp, quá "nóng" như thế, xin có lời cảm ơn đến hội đồng duyệt phim Việt Nam. Lí do vì sao không duyệt thì đã rõ và thuyết phục. Điều còn lại là tôi không hiểu sao lại có một kịch bản phim quá bạo lực, nóng bỏng thế kia? Và có phải nhà sản xuất, đạo diễn... thực hiện bộ phim này chỉ vì mục đích gây sốc, kinh doanh, kiếm tiền..., mà phớt lờ những yếu tố nguy hại của nó. Nếu thật vậy thì thật đáng lo. Ai dám chắc mai này sẽ không có tiếp những Bẫy cấp 4, cấp 5, và biết đâu khi đó nó "lọt lưới" thì nguy. Tất nhiên chưa đến mức "truy cứu trách nhiệm hình sự" những người làm ra sản phẩm đó, nhưng có lẽ cũng nên truy cứu lương tâm, đạo đức của họ. Và thật tình tôi muốn nghe họ lên tiếng "thanh minh thanh nga" hay biện luận gì đó cho đứa con tinh thần bị từ chối của mình."

Kẻ cười, người khóc, Phim, Bay cap 3, Phim kinh di viet, Bay cap 3 bi cam chieu, Truong Nam Thanh, Hoang Oanh, Baggio, Le Van Kiet, tran trong dan, Canh nong, bao luc, Phim chieu rap 2012

Những cảnh khoe da thịt này có phù hợp với teen Việt?
 

Bên cạnh đó, khi Bẫy cấp 3 bị cấm chiếu rất nhiều độc giả đã tiến hành “bóc mẽ” và khẳng định phim không có gì mới hay đột phá như phía nhà sản xuất và các diễn viên đã chia sẻ.

“Lại là 1 mô típ phim kinh dị Mỹ nữa. Loại phim kiểu này nước ngoài người ra đã làm coi muốn nhàm rồi. Điện ảnh Việt Nam bao giờ mới ngóc đầu lên được. Cấm chiếu là phải rồi, ngăn chặn một thảm họa nữa. Ôi phim Việt!!!!!” – độc giả kiddesign… bức xúc.
 

Một số bạn còn đưa ra dẫn chứng về cái gọi là “mô típ” quen thuộc mà Bẫy cấp 3 chỉ là người đi sau. Nickname Lezaford thẳng thắn nhận định: “Phim ăn theo mô típ phim Mỹ... kiểu như nguyên một đám trai xinh gái đẹp tuổi teen, hồ hởi rủ nhau đi chơi, phiêu lưu vào những nơi cô lập như rừng, núi, biển, đảo hoang. Ban đầu rất vui, thoải mái, xong dần dần có mối nguy họa (có thể là cá mập, giết người hàng loạt, ma quỷ), phải đấu tranh sinh tồn chết từ từ từng người một, tranh giành mạng sống lẫn nhau tới lúc còn 1, 2 người cuối cùng...Ví dụ như các phim: Piranha 3D, The Hill Run Red, Friday 13, Scream, Wrong Turn,...".
 

Không chỉ đi sâu vào nội dung phim mà ngay cả phần phụ đề trong trailer của bộ phim cũng được đem ra bóc mẽ. “5 người bạn đi 1 chuyến" sử dụng từ ngữ thật nhảm nhí” – nickname lecongnha… chia sẻ.
 

Cũng chung quan điểm này, bạn Fuongvt… góp ý: “5 người bạn đi 1 chuyến" có vẻ hơi bị cụt. Sao không thay bằng "5 người bạn và một chuyến đi" vừa đơn giản lại thông tai hơn”.

Kẻ cười, người khóc, Phim, Bay cap 3, Phim kinh di viet, Bay cap 3 bi cam chieu, Truong Nam Thanh, Hoang Oanh, Baggio, Le Van Kiet, tran trong dan, Canh nong, bao luc, Phim chieu rap 2012

Bẫy cấp 3 cũng bị chê không mới mà chỉ là một lối mòn

 
Jessy tổng hợp
people like INLOOK.VN fanpage