Bạn đang ở đây

“Mua chung” ai được ai mất?

Hình thức mua chung ngày càng trở nên bát nháo, gây nhiều thiệt hại cho người dùng. Nhưng có phải chỉ có một mình người dùng chịu thiệt?

Hình thức mua sắm cộng đồng, cùng mua hay mua chung… đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, nhưng chỉ mới xuất hiện khoảng 2 năm gần đây tại Việt Nam. Khi mới xuất hiện, các dịch vụ trên nhận được phản hồi tích cực từ người dùng, nhưng trong khoảng 6 tháng gần đây, người dùng này càng thận trọng, thậm chí tránh xa các dịch vụ giảm giá này.


Voucher (hình minh họa)

Về cơ bản, đây là hình thức giảm giá có điều kiện, và chỉ có giá trị khi nhiều người cùng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua một công ty trung gian (một trang web) trong khoảng thời gian cụ thể để được hưởng mức giá ưu đãi.  Mặt tích cực thì đây là dịch vụ tốt với tiêu chí ba bên cùng có lợi:


-    Người dùng có lợi khi được hưởng lợi từ các dịch vụ giá rẻ mà chất lượng
-    Doanh nghiệp có lợi khi có thể quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp hay sản phẩm với chi phí thấp, ổn định doanh số, nếu khéo tính toán thì đây là các kênh quảng bá hiệu quả mà hầu như miễn phí. Đây là một dịch vụ rất cần thiết với các doanh nghiệp mới.
-    Doanh nghiệp trung gian hưởng lợi từ các chi phí chênh lệch của doanh nghiệp và người dùng.


Nhưng với chất lượng dịch vụ đang xuống cấp một cách trầm trọng thì đây sẽ là dịch vụ tất cả cùng chịu thiệt.


Trang cùng mua luôn cháy hàng nhờ vào có nhiều sản phong phú (Ảnh minh họa)


Hiện có khoảng 30 trang web cung cấp các dịch vụ giảm giá này và đang phát triển khá nhanh như: hotdeal.vn, nhommua.com, muachung.vn, cungmua.com, curre.vn, runhau.vn, phagia.com.vn, vndoan.com, deal.zing.vn… Bài viết không nói đến các bức xúc của khách hàng mà chỉ muốn phân tích xem ai thật sự là người hưởng lợi trong mô hình kinh doanh này.

Giá rẻ chất lượng dịch vụ kém, doanh nghiệp mất khách hàng tiềm năng.

Các doanh nghiệp hiện đang lầm lẫn giữa việc quảng bá hình ảnh sản phẩm/dịch vụ của mình với việc kinh doanh sinh lợi khi tham gia các chương trình cùng mua. Nên các doanh nghiệp luôn tìm cách tăng lợi nhuận của mình mà không quan tâm đến quyền lợi của khách hàng, vô tình làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tính của mình.

Phổ biến nhất là luôn đặt các điều khoản lập lờ, gây bức xúc cho người dùng, thường khi tham gia chương trình thì người thường phải trả thêm tiền để được chất lượng dịch vụ cao hơn. Nghiêm trọng hơn là các doanh nghiệp lợi dụng các chương trình giảm giá khuyến mãi để bán các sản phẩm kém chất lượng, nhái, không bảo hành…  gây thiệt hại không ít đến người dùng.

Với các doanh nghiệp lớn, uy tín thì mỗi khi bán phiếu giảm giá thì số lượng giao dịch cực lớn, có khi lên cả ngàn thậm chí cả chục ngày người đăng ký, dẫn đến chất lượng phục vụ kém do lượng khách hàng tăng đột biến, doanh nghiệp không đáp ứng nổi, làm mất đi hình ảnh của doanh nghiệp xây dựng lâu nay.

“Kẻ” trung gian hưởng lợi?
Rõ ràng, doanh nghiệp trung gian không mất gì, họ cho đó là việc của doanh nghiệp và người dùng tự giải quyết. Chỉ có người dùng chịu thiệt nhiều nhất, hầu như không có cơ chế bảo vệ người dùng hữu hiệu nào do giá trị của các giao dịch không lớn. Nhưng khi người dùng bức xúc thì uy tín của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng ko nhỏ.

Khi doanh nghiệp các doanh nghiệp uy tín mất đi các khách hàng tiềm năng thì sẽ tránh xa site giảm giá, cùng với sự nghi ngờ của người mua thì chắc chắn các doanh nghiệp trung gian sẽ bị đào thải trong môi trường cạnh tranh ngày một khó khăn và ngày càng phải chú trọng uy tín và chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ.

Vậy từ một mô hình tốt với mục tiêu mọi người đều có lợi biến thành một dịch vụ tất cả cùng thiệt hại.

Người dùng sẽ quyết định sự phát triển của một dịch vụ.
Nhân tố chính trong mô hình này vẫn là người dùng, các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Do đó để đạt hiệu quả quảng bá hình ảnh của sản phẩm hay dich vụ, doanh nghiệp cần phải hiểu đây chỉ là một kênh quảng bá cho mình, lợi nhuận chỉ đến khi chất lượng phục vụ /sản phẩm làm cho khách hàng hài lòng.

 

Doanh nghiệp cần lường trước tình trạng tăng đột biến của khách, nếu không đáp ứng được thì cần giới hạn lại số phiếu bán ra để đảm bảo chất lượng. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp khi tham gia các chương trình này là, nếu tính toán tốt thì đây là một kênh quảng bá sinh lãi. Thực tế sau khi một dịch vụ hay sản phẩm chất lượng, thì lượng khác hàng sau đó của doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể.

Với các doanh nghiệp trung gian, cần phải chịu trách nhiệm tăng cường giám sát chất lượng của các dịch vụ/sản phẩm trên site mình. Kiên quyết không quảng bá cho các sản phẩm/dịch vụ tồi, kém chất lượng. Nếu đảm bảo được quyền lợi của người dùng thì dịch vụ này mới có thể tiếp tục phát triển.

 

CA-AN

people like INLOOK.VN fanpage