Bạn đang ở đây

'Nông dân thành thị' tuyên chiến với rau bẩn

Trước thông tin về 'rau bẩn' tràn lan, nhiều gia đình tại các khu tập thể đã rủ nhau tự trồng rau sạch tại nhà rồi 'đổi rau' xoay vòng để bữa cơm gia đình được đảm bảo.

Những hình ảnh, thông tin tới tấp về “rau nghĩa địa”, “rau ướp thuốc độc” khiến nhiều bà nội trợ khu tập thể thấy kinh hãi. Điểm lại các bữa ăn gia đình, nhiều chị giật mình vì thói quen đi chợ thường chọn rau tươi xanh chứ ít khi để ý đến nguồn gốc.

Chị Hoàng Vân Anh (Kim Giang - Thanh Xuân) cho biết: “Bây giờ chỉ có đồ mình tự làm ra thì mới yên tâm được. Ban đầu trong khu tập thể Kim Giang chỉ có 1, 2 bác đã về hưu tự trồng rau ăn. Sau đó, người này học người kia rồi lan nhanh ra cả khu”.

Tận dụng mọi khoảng không gian, từ gốc cây, ban công, lối đi chung hay những khoảng đất trống… đều trở thành mảnh đất màu mỡ để các gia đình "canh tác". Tuy nhiên, không thể trồng nhiều loại rau để đổi bữa, cũng không thể cả tuần ăn một loại rau, hộ dân trong các khu tập thể đã trao đổi rau tự trồng để bữa cơm hàng ngày luôn đảm bảo rau sạch.

 

 

 


Tận dụng những lô đất chưa xây để "canh tác" rau bí sạch. 

Nhiều gia đình trong khu đã “hô biến” những khoảng đất trống vốn là những lô đất để xanh nhà thành ruộng trồng rau sạch. Bác Nguyễn Thị Luyến (Tây Mỗ - Từ Liêm) cho biết: “Bây giờ chủ đất chưa xây nhà, chúng tôi tranh thủ trồng rau sạch, được ngày nào hay ngày ấy, hầu hết là rau ngắn ngày. Đất thì ít, người thích trồng rau thì nhiều nên phải 'chia' nhau, mỗi gia đình trồng một loại trong các ô thửa nhỏ”.


 


Khoảng không gian ban công thường được dùng làm nơi thư giãn, phơi phóng trong các gia đình, nay được thay bằng những "hộp rau" xanh tốt. 

Không có đất, nhiều gia đình tìm cách chuyển "ruộng rau" thành "sân thượng rau". Khoảng không gian tầng thượng rộng rãi là nơi khá lý tưởng để "canh tác". 

Anh Văn Thanh Hà (khu tập thể Nghĩa Tân) cho biết: "Nhìn vậy thôi chứ trồng trên sân thượng không phải dễ đâu nhé. Nền xi măng nóng, lại thiếu nước nên rau rất dễ héo úa. Phải chăm rau thật cẩn thận, thường xuyên tưới nước vào sáng và chiều tối để rau phát triển tốt". Chính vì tính cẩn thận của anh, chị nhà đã giao hẳn công việc nuôi trồng rau cho chồng. 



Chỉ trong khoảnh sân nhỏ trước nhà, chị Hằng đã có hai luống rau xanh đủ loại.

 


Rau cải và mồng tơi xanh tốt trong thùng xốp 

"Rau trong khu tự trồng đều là rau ngắn ngày, nên thường đổi ngang nhau,nắm rau muống đổi lấy mớ bí xanh. Nhiều lúc rau chưa kịp lên, chúng tôi còn sang nhà nhau 'xin rau' ấy chứ", chị Nguyễn Thị Hà nói. "Mùa nào thức ấy, mọi người trồng đủ loại từ rau muống, rau dền, rau ngót, bí xanh cho tới mồng tơi, mướp, đến cả quả chanh, quả ớt cũng có nhà tựtrồng được", chị Hà cho biết thêm. 


 

 

 


Rau mầm được nhiều gia đình lựa chọn trồng vì không tốn nhiều công sức, có thể ăn ngay sau 2, 3 ngày. 

 
Những chiếc bồn hoa, chậu cảnh nhường chỗ cho rau xanh 

 




Trồng mướp Nhật trên ban công 

Không chỉ trồng rau, nhiều gia đình còn nuôi thêm con gà để lấy thịt và trứng sạch ăn. "Nuôi chỉ dăm con gà là gia đình tôi đủ trứng ăn, không cần mua ở ngoài chợ. Nhiều khi ăn không hết, hàng xóm sang mua trứng, mua gà con cho con nhỏ ăn, tôi cũng bán. Vừa bán vừa cho vì đều là hàng xóm cả", bác Luyến tươi cười khoe và nói thêm: "Ít ai nuôi được gà trong khu này lắm, vì đất hẹp, nhỏ, nuôi nhốt cũng phải dọn dẹp thường xuyên để tránh mất vệ sinh cho hàng xóm nữa".
TheoXzone/ Tri thức thời đại

 

people like INLOOK.VN fanpage