Bạn đang ở đây

Cứ cho Venice thêm một cơ hội!

Tôi từng tuyên bố với Venice rằng nàng không phải tuýp của tôi, tôi không định kết thân với nàng, và càng không có chuyện yêu nàng mù quáng. Nhưng thế quái nào mà hết lần này rồi lần khác, tôi lại đến Venice.

Và tôi nhận ra rằng mình như một anh chàng si tình, ra sức biện minh cho nàng, rằng nàng đáng yêu (theo cách này hay cách khác!).

Tôi đẹp, tôi có quyền

Venice luôn làm tôi liên tưởng đến cô nàng Hilton - ai cũng chê được cô ấy: Chảnh chọe, scandal, hư hỏng, xấu tính, nhưng không nhiều người kiềm  chế được việc dõi theo cô ấy. Và cứ thế trong sự khó chịu của nhiều người, cô ấy vẫn đình đám và được hâm mộ.

Venice cũng vậy à! Venice đẹp, không ai bàn cãi! Những con lạch nhỏ xíu luồn lách qua những ngôi nhà cổ đứng trong nước đủ làm khách du lịch sởn gai ốc vì vẻ duyên dáng lẫn sức mạnh kỳ diệu của thành phố. Kênh lớn Grand Canal định hình thành phố như một mẫu trang trí của Gaudi rồi bỏ mặc cho những ngôi nhà, những cây cầu và muôn vàn kênh lạch tô vẽ, biến hóa thành phố như một chiếc kính vạn hoa.

 
 
Bến cảng chính bên cầu Porte di Rialto tập nập những con thuyền Gondola mũi cong vút kiêu hãnh bên những anh lái thuyến xúng xính trang phục truyền thống, mũ cói dễ thương.
 
Quảng trường San Macro với Basilica di San Macro, Torre dell'Orologio (tháp đồng hồ trung tâm), Palazzo Ducale đủ làm cho ai đó thiếu chuẩn bị trước chuyến đi... ngã ngửa vì bất ngờ - quá hùng vĩ và quá kiều diễm.
 
 
Đã thế, các nghệ sĩ còn tô vẽ cho nơi này trở thành thánh địa của những người duy mỹ. Lễ hội carnaval thường niên vào khoảng tháng hai, những đêm dạ hội và các buổi biểu diễn opera lại càng nhuốm màu cổ tích cho thành phố. Những chiếc mặt nạ lông chim dành cho vũ hội hóa trang bán khắp nơi, những bộ váy cổ nhiều tầng lớp theo chân những cô diễn viên nhạc kịch như rắc tình lên những thành cầu đá của Venice. Bộ phim Casanova với diễn xuất quyến rũ chết người của anh chàng Heath Ledger chỉ là một trong số rất nhiều những sản phẩm giải trí thuyết phục thế giới về vẻ đẹp của Venice.
 
 
 
Thế nhưng, cô nàng Venice lộng lẫy không quên nhõng nhẽo. Thành phố chỉ với 296.000 dân những mỗi năm chào đón tới 20 triệu khách du lịch. Khách khứa tấp nập làm Venice càng nóng bức hơn vào mùa hè, những chuyến bus trên mặt nước (vaporetti) chật kín người, rất khó cho bạn để chụp một bức ảnh hoàn hảo ở quảng trường San Marco.  Và đó mới là rắc rối ban đầu để tạo nên vô vàn những rắc rối tiếp theo ở Venice.
 
Venice đắt đỏ nhất nước Ý. Là khách du lịch, bạn khó lòng tìm được một bữa tối tươm tất với giá dưới 10 euro (290.000 đồng) hay môt phòng hay một phòng đôi khách sạn sạch sẽ dưới 80 euro (3.100.000 đồng)/đêm. Đã thế, dù không phải mùa cao điểm (tháng hai hay mùa hè), bạn bị từ chối do khách sạn chật kín khách là chuyện thường, kể cả những nhà trọ nhỏ xíu trong ngõ hẻm. Đêm Venice, bạn sẽ thấy không ít khách du lịch vẫn thất thểu bước với chiếc vali to kềnh, nỗ lực tìm kiếm một chỗ nghỉ chân giữa thiên đường nước.
 
 
Chắc Venice là thành phố duy nhất mà sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet có thể khẳng định: "Ai mà chả lạc ở Venice!".
 
Thứ nhất là di Venice như một ma trận với 117 hòn đảo lớn nhỏ, hơn 150 con kênh, 400 cái đầu. Địa chỉ ở Venice là một trò đùa thú vị của người quy hoạch. Cả thành phố chia làm 6 quận, cũng chính là 6 phố lớn bao trọn thành phố. Mỗi phố đó có... vô vàn số nhà, dù bạn có nắm chắc địa chỉ trong tay, tìm đến đúng phố, thì yên tâm đi, bạn còn phải đi mỏi hỏi mệt mới tìm được địa chỉ đúng. Còn tệ hơn nữa khi bạn... bắt đầu hỏi đường. Bởi một là, phần lớn người bạn gặp trên phố đều là khách du lịch (như bạn), hai là dân địa phương nói tiếng Anh không đủ thông thạo để chỉ đường cho bạn. Và ngay lúc đó, bạn sẽ thấy một Venice ngạo mạn cười nhạo trên bộ dạng ngơ ngác của bạn.
 
 
Chiều về, khi bạn đã mệt, nghỉ chân ở quảng trường San Marco mong cầu chút thư giãn, những bạn - rất tiếc - sẽ không được thỏa nguyện. Những anh càng gốc Phi rải những chiếc túi đồ hiệu fake ra quảng trưởng rồi hồ hởi đứng bán hay vội vã vơ đồ, chạy thật lẹ khi thấy bong dáng cảnh sát. Những Louis Vuitton, Gucci hay Prada vừa nãy thôi được rao giá 20 đến 40 euro (580.000-1.160.000 đồng) giờ đã bẽ bang xếp đống rồi bị ấn nhét trong những bao tải đen bẩn. Quảng trường vừa xôn xao như một góc chợ Ả Rập, vừa giả lả bên tiếng đàn accordion của một nghệ sĩ đường phố không nhiều tài năng.
 
Một chiều tháng năm như thế, trời mới bắt đầu nóng, tôi ngồi cầu kinh vì sự khờ dại của mình. "Mình sẽ không trở lại Venice", tôi tuyên bố.
 
 
Nghe Venice kể chuyện, những chuyện kể không ồn ào. Và rồi giữa tháng bảy, khi thời tiết Nam Âu nóng như thiêu, khi cô nàng Venice đúng độ khó ở nhất, tôi lại trở lại Venice. Thức giấc trong một khách sạn loại trung vốn là căn hộ tầng bốn của một tòa nhà cũ kỹ ở gần ga trung tâm Santa Lucia, rôi ngán ngẩm mở cửa sổ, đón tất cả những âm thanh rộn rã của Venice.
 
 
Qua khung cửa số, tôi thấy ga chật cứng người nằm ngồi vạ vật đợi thông tin tàu, bến Piazza Roma tấp nập người lên xuống những chuyễn xe bus không ngừng nghỉ nối hai sân bay lớn của Venice là Marco Polo và Trevisco với đảo chính.
 
Như cô nàng đàng mắc kẹt giữa cuộc hẹn với một anh chàng đã mất điểm trầm trọng, tôi chợt nghĩa: "Một là mình đứng lên, đi về ngay lập tức, hai là phải tìm bằng được cái thú vị của Venice". Tôi chọn cách thứ hai.
 
 
Ra bến phà chính Plazza Roma, tôi mua vé vaporetti (giá 16 euro - tương đương 464.000 đồng, di chuyển trong vòng 12 giờ), tôi đi ra các đảo phụ của Venice. Tôi chọn hai đảo nổi tiếng với nghê thủ công là Murano làm thủy tinh và Burano, đảo thêu ren.
 
Và những nơi chốn kém nổi tiếng này kể cho tôi những câu chuyện...
 
Murano
 
Murano đơn sơ những giấu trong mình một bí mật long lanh và trong sáng - những tác phẩm thủy tinh tinth xảo đến rợn người. Những ngôi nhà gạch đỏ thô mộc chạy hai bên bờ kênh hóa ra là những cưởng thổi thủy tinh cũ. Những lớp muội đen bám trên trần và tường nhà đã đủ nói với khách du lịch về lịch sử thú vị nơi đây.
 
 
Ít ai biết rằng, những xưởng thủy tinh này vốn nằm ở đảo chính Venice, nhiều thế kỷ trước khi khách du lịch đến mà "xâm chiếm" đảo. Chính quyền đảo lo ngại những lò thỏi thủy tinh với bếp lửa đêm ngày sẽ có lúc làm rụi tàn hàng trăm ngôi nhà gỗ ở Venice. Thế là từ năm 1292, chính quyền Venice quyết định chuyển những xưởng này ra Murano.
 
Chẳng lâu sau đó, nhờ chất lượng thủy tinh tuyệt hảo, cách pha vàng bí truyền mà tiếng tăm của những người thợ làm thủy tinh Murano đã nhanh chóng lăn xả. Họ được đứng trong hàng ngũ những công dân cấp cao của thành phố. Đến thế kỷ XIV, những người thợ Murano đã được mang kiếm theo mình (một đặc ân thời bấy giờ), được quyền miễn truy tố và con gái họ thường được gả cho những gia đình giàu có cà quyền uy ở Venice. Nhưng đổi lại, những người thợ thủy tinh bị cấm lời khỏi Venice. Những nhà cầm quyền âm mưu giữ những kỹ thuật làm thủy tinh cao siêu mãi mãi ở hòn đảo.
 
 
Và đúng là như thế, dù vẫn có số ít những nghệ nhân liều lĩnh trốn đi, thành lập các xưởng thủy tinh ở các thành phố lân cận, hay xa hơn là Anh và Hà Lan, thế nhưng, nghề thủy tinh Murano vẫn được coi là độc quyền về chất lượng trong nhiều thế kỷ. Chính từ nơi đây, những kỹ xảo làm thủy tinh cao cấp được sáng chế và phát triển như kỹ thuật làm pha lên, thủy tinh đục (Lattimo – milk glass), vàng chảy trong thủy tinh, thủy tinh đã sắc, thủy tinh tráng men, hay kỹ thuật ép đá quý trong thủy tinh.
 
Ngày nay trên đẻo, những nghệ nhân Murano vẫn dùng kỹ thuật của nhiều thế kỷ trước để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đương đại hay những món đồ trang sức hợp thời trang. Chính vì thế, những món đồ thủy tinh Murano xịn có giá đắt hơn cả trang sức vàng và chỉ đôi bàn tay của những nghệ nhân nơi đâu thôi cũng đủ là di sản thế giới.
 
 
 
Trên đảo, bạn còn tìm thấy viện bảo tàng thủy tinh ở Palazzo Glustinian với những món đồ thủy tinh có từ thời Ai Cập cổ đại cho tới ngày nay.
 
Burano
 
Nếu như Murano tặng bạn những phút lạc lối trong một thế giới tinh xảo nhưng mỏng manh của những món đồ thủy tinh hay của cả những điều diệu kỳ đến không tưởng, thì Burano lại đưa bạn vào một xứ sở thần tiên được tạo nên từ một ý tưởng vô cùng giản dị.
 
 
Với giọng điệu chua ngoa, nhà văn Hemingway miêu tả Burano là "nơi đàn ông thì sản xuất tàu và đàn bà thì sản xuất trẻ con". Câu nói đó của ông đủ làm tôi bật cười và tìm đến BUrano không nhàm chán đến vậy. Mà ngược lại, chính họ mới làm nên hòn đảo này. Burano nổi tiếng với nghề làm ren.
 
 
Những người phụ nữ ở đây dùng những sợi chỉ trắng để tạo nên những bức tranh tuyệt đẹp chính là những sản phẩm đan ren làm bằng tay tinh tế đến từng milimet. Chỉ một tấm khăn trải bàn ren chuẩn của Burano có thể lấy đi của mười người thợ nhiều tuần làm việc không ngừng nghỉ. Thậm chí, có những sản phẩm như chiếc áo của nhà vua nước Pháp, các nghệ nhân Burano phải làm miệt mài trong hai năm.
 
 
Do làm việc lâu với những sợi chỉ trắng siêu mảnh và những chi tiết thêu quá nhỏ, nhiều người phụ nữa ở Burano ngày xưa đã bị mù trước khi trong 30 tuổi. Chuyện kể rằng, để cho đôi mắt đàn bà được nghỉ ngơi, những người đàn ông trên đảo đã quyết định sơn những ngôi nhà của họ với những màu sắc tươi vui, rực rỡ. Và thế rồi, cứ năm này sang năm khác, cả thành phố bị hô biến thành một cầu vồng khổng lồ trên biển.
 
Tôi như Alice lạc vào xứ sở thần tiên, đi lang thanh rồi không ngừng ồ à lên bởi những ngôi nhà đáng yêu như truyện cổ tích hay những ô cửa sổ rực rỡ hoa. Mỗi căn nhà một sắc màu, toàn là tong neon chói, nhưng lại kết hợ rất ngọt như chiếc váy cầu vòng của Marc Jacobs hay bộ sưu tập block color của ZARA.
 
 
Đi sâu vào những con ngõ, nếu may mắn, bạn sẽ gặp những bà cụ già người Ý ngồi tỉ mẩn thêu ren, hay một gia đình làm lễ thôi nôi cho con trên nền trang hoàng nhà cửa như một món quà.
 
Khi hoàng hôn buông xuống, từng đòn khách du lịch cuối cùng rời hòn đảo về với đảo chính Venice. Tôi ngồi lặng lẽ trên bến tàu, ngắm hoàng hôn nỡ lức phủ một màu tím vàng chan chứa lên đảo. Những dù bong tối có cố gắng đến đến đâu nó cũng không thể làm cho hòn đảo mất đi vẻ lạc quan như cách Burano nói với thế giới - Nếu thành phố của bạn không có một kỳ quan, hãy cùng nhau tạo nên một cái thứ gì đó!
 
Khờ dại lần thứ n
 
 
Tôi bất ngờ là mình lại yêu Venice như thế. Một chút tiếc nuối rằng sao tôi không yêu Venice sớm hơn, yêu như thế này ngay từ lần đầu gặp mặt để đỡ phí hoài những ngày xưa. Bởi Venice, tôi nhận ra mình lại như những kẻ si tình khác của Venice - trăm lần bị nàng làm cho bực mình, tức tối, rồi nghìn lần trở lại với nàng cùng một con tim háo hức.
 

Travelling Kat

people like INLOOK.VN fanpage