Bạn đang ở đây

ĐAU MỎI VAI, GÁY- BỆNH THƯỜNG GẶP

Mỏi vai, mỏi gáy là bệnh thường ngày rất dễ gặp với bất kì ai. Đây là căn bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và làm ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày. Nếu tình trạng mỏi vai, gáy thường xuyên lặp lại, cơn đau lan xuống làm tê, mỏi cánh tay, bàn tay sẽ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu và không thể tập trung cho công việc được. Hơn nữa, việc đau mỏi bả vai, gáy còn là những dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, dễ gây thoát vị đĩa đệm dẫn đến liệt khớp.

 

Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào?

1.     Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân chính là do bó cơ ở vai, gáy bị làm việc quá sức hoặc do bị kéo căng quá lâu làm mất cân bằng vi chất trong cơ, đồng thời tồn tại nhiều chất thừa chất thải trong bó cơ đó.

 Hệ mạch cung cấp dưỡng chất cho bó cơ ở vùng vai, gáy bị chèn ép hoặc bị lạnh nên co lại gây khó khăn trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ.

 Có thể là do dây thần kinh điều khiển bó cơ đó hoạt động kém, hoặc bi bệnh lý chèn ép vào dây thần kinh nên bị đau mỏi vai gáy, cụ thể là các nguyên nhân sau:
Ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hoà) lâu, dầm mưa dãi nắng lâu để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy hoặc tắm đêm,… làm ảnh hưởng tới hệ mạch, thần kinh điều khiển việc cung cấp dưỡng chất cho các bó cơ.

Thoái hóa, thoát vị các đốt sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ.

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.
 Người vận động nhiều, thiếu máu cung cấp đến vai gáy, hoặc thay đổi thời tiết cũng làm ta đau vai gáy, có khi là cơn đau do tổn thương trong các tổ chức cơ.
Thông thường, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.

2.     Các biểu hiện của bệnh đau mỏi vai gáy:

Các biểu hiện của hội chứng đau mỏi vai gáy thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau  mỏi vai gáy không bị hạn chế vận động khớp.

3.     Cách điều trị bệnh:

Vật lý trị liệu điều trị đau mỏi vai gáy

Trước tiên cần thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc khi mắc bệnh để ngăn ngừa bệnh nặng hơn và thực hiện các cách trị liệu như:

Dùng nẹp mềm cố định đốt sống cổ trong giai đoạn bệnh gây nên những cơn đau hay chấn thương khó vận động.

Dùng các biện pháp trị liệu không xâm lấn như dùng nhiệt giảm cơn đau, siêu âm trị liệu hay xoa bóp, bấm huyệt giúp máu lưu thông dễ dàng hơn từ đó giảm bệnh.

 Dùng thuốc điều trị đau mỏi vai gáy

Việc dùng thuốc trị đau mỏi gáy gần như là một phương pháp phổ biến hiện nay, các thuốc thường được sử dụng thường là giảm đau hay kháng viêm nhanh, cải thiện cơn đau nhanh cho bệnh nhân. Bao gồm một số loại thuốc như:

Nhóm thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau thông thường hay được các bác sĩ chỉ định như: paracetamol, acetaminophen kết hợp với codein hoặc tramadol.

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: Trong nhóm thuốc kháng viêm thường dùng một số loại đặc trưng như: diclofenac, piroxicam, meloxicam celecoxib, etoricoxib….

Nhóm thuốc giãn cơ: Đối với những cơn đau cơ cấp hay tình trạng co cứng cơ thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc giãn cơ để giảm đau nhanh chóng như thuốc Myonal, mydocalm, diazepam.

Nhóm thuốc giảm đau thần kinh: gabapentin, pregabalin…

Nhóm thuốc chống trầm cảm: phổ biến trong nhóm này chính là dùng thuốc amitriptylin…đối với trường hợp đau thần kinh mạn tính hoặc có rối loạn giấc ngủ.

Lưu ý: Tùy vào những trường hợp khác nhau mà các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc trị đau mỏi vai gáy phù hợp. Tuyệt đối bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự chỉ định của bác sĩ những người có chuyên môn, nhằm tránh các tác dụng phụ từ thuốc có thể gây ra.

Đa An (Tổng hợp)

people like INLOOK.VN fanpage