Bạn đang ở đây

Ba phụ nữ can đảm

Đặt trong bối cảnh hai nước Pháp và Sénégal, cuốn tiểu thuyết được chia làm ba phần riêng biệt, mỗi phần gắn với cuộc đời chìm nổi của một người phụ nữ gốc Phi trẻ tuổi, do hoàn cảnh đẩy đưa phải lưu lạc đến Pháp.

> ĐỌC ĐI, ĐỂ... LÃNG QUÊN STEVE JOBS!
>
 SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ - THÀNH NGỮ SÀNH ĐIỆU BẰNG TRANH
>
 
ĐÁM ĐÔNG CUỒNG NỘ VÀ NHÂN DANH ĐẠO ĐỨC ĐÁNH "SÁT THỦ"
 

Đó là câu chuyện về Norah, nữ luật sư 38 tuổi, bị điều khiển bởi một ông bố gia trưởng, độc đoán và mất nhân tính. Cô từ Pháp đến Sénégal để giải cứu người em trai đang phải ngồi tù về tội giết người; là câu chuyện về cô giáo Fanta, với một cuộc sống hôn nhân đầy bi kịch được tái hiện lại dưới góc nhìn của người chồng Rudy Descas; và cũng là câu chuyện kể của Khady, người phụ nữ phải đối mặt với bi kịch "hậu hôn nhân", gánh chịu bao nhiêu khổ đau, cơ cực của kiếp người nhưng vẫn giữ vững niềm tin vào cuộc sống.

Tái hiện lại ba cuộc đời, ba số phận của những người phụ nữ tưởng chừng như không liên quan gì đến nhau, tác giả Marie NDiaye đã đề cập đến một vấn đề không mới, nhưng luôn gây nhức nhối trong xã hội - vấn đề người nhập cư bất hợp pháp và nạn phân biệt chủng tộc.

Có mặt trong buổi tọa đàm, dịch giả Hồ Thanh Vân chia sẻ: "Đây là một cuốn tiểu thuyết có cấu trúc khá "lạ" so với lối đọc thông thường của người Việt. Nhưng độc giả đọc sách hãy cảm nhận như mình đang nghe một bản nhạc gồm ba chương, mỗi chương có một phần đối âm, cho chúng ta một góc nhìn hoàn toàn mới".

Dịch giả cũng cho biết, cũng chính vì kết cấu "lạ" và một lối viết hoàn toàn không dễ đọc ấy của Marie NDiaye mà trong quá trình dịch sách, chị đã gặp rất nhiều khó khăn để chuyển tải ý tưởng của tác giả. Marie NDiaye sử dụng phong cách viết ít hội thoại mà tập trung đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật, lột tả một cách trần trụi và chân thật nhất về số phân nhân vật. Bà thường sử dụng những câu văn dài, rất tinh tế, dùng nhiều tính từ. Sự mạnh mẽ, can đảm của ba người phụ nữ trong câu chuyện không phải là những biểu hiện bề ngoài mà chính là sức mạnh nội tâm của những con người luôn vươn lên, để sống và hướng thiện.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái, câu chuyện về ba người phụ nữ gốc Phi cũng chuyển tải một tấn bi kịch chưa bao giờ dứt trong cuộc sống hiện đại, không chỉ ở Châu Phi, mà còn ở tất cả các châu lục trên thế giới. "Cách lạ hóa vê cấu trúc tác phẩm, theo tôi, phải chăng lại là một sự cố tình. Bởi có lẽ Marie NDiaye muốn độc giả phải đọc kỹ, phải đọc chậm, trước tiên để hiểu, và sau là để cảm nhận cuốn sách, trong bối cảnh xã hội ai ai cũng sống nhanh như bây giờ" - bà Thái cho biết.

 

Còn theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Tường Lan, "Ba người phụ nữ hoàn toàn khác nhau, nhưng có một điểm chung, là đều không có những người đàn ông ở bên để che chở. Một người lớn lên thiếu bố, một người bị chồng hành hạ, còn một người thì góa bụa. Ở Châu Phi hay là ở Việt Nam, chúng ta đều có thể gặp những phụ nữ như thế. Tôi mong cuốn sách sẽ đến được với nhiều độc giả hơn, đặc biệt là những độc giả nam, với lời nhắn nhủ những người đàn ông hãy biết quan tâm và chia sẻ hơn với những người phụ nữ. Đồng thời, cuốn sách cũng đặt ra một vấn đề, đó là văn hóa ứng xử trong gia đình. Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất quan trọng và bức thiết, thậm chí xứng đáng được đưa vào chương trình giáo dục của chúng ta hiện nay" - bà Lan chia sẻ.

Marie NDiaye sinh năm 1967 tại Loiret, Pháp, là tác giả vô cùng thành công cả về phê bình, độc giả lẫn giải thưởng. Năm 2001, bà đoạt giải thưởng Fémina cho cuốn tiểu thuyết "Rosie Carpe". Năm 2009, với "Ba phụ nữ can đảm", bà trở thành tác giả đầu tiên trong lịch sử đã được giải Fémina lại được giải Goncourt. Bà cũng là nhà văn nữ da màu đầu tiên giành giải thưởng danh giá này. Năm 2010, các thống kê cho thấy bà là nhà văn Pháp ngữ được đọc nhiều nhất trong năm 2009. Marie NDiaye còn rất thành công trong kịch nghệ, bà có tác phẩm được diễn ở nhà hát Comédie-Française, trở thành nhà văn nữ duy nhất còn sống có được vinh dự này.

Tag
people like INLOOK.VN fanpage